Theo dõi đơn hàng
 
Giá bán
Qty
Tiền mua hàng : $0.00
DONATE
GHI DANH ĐỂ NHẬN BẢN TIN
Nhập địa chỉ email
KHÁCH THĂM VIẾNG
59,200

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện_Hòa thượng Thích Trí Tịnh dịch (phiên bản điện tử Unicode)

08/10/20188:59 SA(Xem: 7933)
Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện_Hòa thượng Thích Trí Tịnh dịch (phiên bản điện tử Unicode)

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng

Việt dịch:  Hòa thượng Thích Trí Tịnh

 

 

 

Ly đấng Tam giới,

Con nay quy mạng mười phương Phật

Con nay phát nguyện rộng lớn thọ trì Kinh Địa-Tạng

Trên đền muôn ơn nặng

Dưới cứu khổ tam đồ

Nếu có kẻ thấy nghe Đều phản Bồ-đề tâm Đem một báu thân này Sanh qua cõi Cực-lạc.

 

 

Nam-mô Bổn-sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật (3 lần)

 

 

 

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN THẦN THÔNG TRÊN CUNG TRỜI ĐAO LỢI PHẨM THỨ NHỨT

 

 

Phật hiện thần thông có nghĩa như thế này:

 

 

Một thuở nọ tại cung trời Đao Lợi, đức Phật vì Thánh Mẫu mà thuyết pháp.

 

 

Lúc đó, bất khả thuyết bất khả thuyết tất cả chư Phật và đại Bồ-tát trong vô lượng thế-giới ở mười phương đều đến hội họp, rồi đồng khen ngợi rằng:

 

 

Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni có thể ở trong đời ác ngũ trược mà hiện sức "Oai đức trí huệ thần thông chẳng thể nghĩ bàn" để điều phục chúng- sanh cang cường làm cho chúng nó rõ "Pháp khổ pháp vui".

 

 

Khen xong, chư Phật đều sai thị giả kính thăm đức Thế-Tôn.

 

 

By giờ, đức Như-Lai mỉm cười phóng ra trăm nghìn vừng mây sáng rỡ

lớn. Như là: Vừng mây sáng rỡ đầy đủ, vừng mây sáng rỡ đại từ bi,

vừng mây sáng rỡ đại trí huệ, vừng mây sáng rỡ đại Bát nhã, vừng mây sáng rỡ đại tam muội, vừng mây sáng rỡ đại kiết tường, vừng mây sáng rỡ đại phước đức, vừng mây sáng rỡ đại công đức, vừng mây sáng rỡ đại quy y, vừng mây sáng rỡ đại tán thán.

 

 

Đức Phật phóng ra bất khả thuyết vừng mây sáng rỡ như thế rồi lại phát ra các thứ tiếng vi diệu.                  Như là: Tiếng bố thí độ, tiếng trì giới độ, tiếng nhẫn nhục độ, tiếng tinh tấn độ, tiếng Thiền định độ, tiếng Bát

Nhã độ, tiếng Từ bi, tiếng Hỷ xả, tiếng Giải thoát, tiếng Vô lậu, tiếng Trí

huệ, tiếng Sư tử hống, tiếng Đại Sư tử hống, tiếng Mây sấm, tiếng Mây sấm lớn.

 

 

TRỜI, RỒNG, HỘI HỌP. Khi đức Phật phát ra bất khả thuyết bất khả thuyết tiếng vi diệu như thế xong, thời có vô lượng ức hàng Trời, Rồng, Quỉ, Thần ở trong cõi Ta-bà và cõi nước phương khác cũng đến hội họp nơi cung Trời Đao Lợi.

 

 

Như là: Trời Tứ Thiên Vương, Trời Đao Lợi, Trời Tu Diệm Ma, Trời Đâu Xuất Đà, Trời Hóa Lạc, Trời Tha Hóa, Trời Tự Tại, Trời Phạm Chúng, Trời Phạm Phụ, Trời Đại Phạm, Trời Thiểu Quang, Trời Vô Lượng Quang, Trời Quang Âm, Trời Thiểu Tịnh, Trời Vô Lượng Tịnh, Trời Biến Tịnh, Trời Phước Sanh, Trời Phước Ái, Trời Quảng Quả, Trời Nghiêm Sức, Trời Vô Lượng Nghiêm Sức, Trời Nghiêm Sức Quả Thiệt, Trời Vô Tưởng, Trời Vô Phiền, Trời Vô Nhiệt, Trời Thiện Kiến, Trời Thiện Hiện, Trời Sắc Cứu Cánh, Trời Ma Hê Thủ La, cho đến Trời Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng Xứ.  Tất cả Thiên chúng, Long chúng, cùng các chúng Quỉ, Thần đều đến hội họp.

 

 

Li có những vị Thần ở cõi Ta-bà cùng cõi nước phương khác, như: Thần biển, Thần sông, Thần rạch, Thần cây, Thần núi, Thần đất, Thần sông chằm, Thần lúa mạ, Thần chủ ngày, Thần chủ đêm, Thần hư không, Thần trên Trời, Thần chủ ăn uống, Thần cây cỏ ...Các vị Thần như thế đều đến hội họp.

 

 

Li có những Đại Quỉ-Vương ở cõi Ta-bà cùng cõi nước phương khác, như: Ác-Mục Quỉ-Vương, Đạm Huyết Quỉ-Vương, Đạm Tinh [Khí] Quỉ-Vương, Đạm Thai Noãn Quỉ-Vương, Hành Bịnh Quỉ-Vương, Nhiếp

Độc Quỉ-Vương, Từ Tâm Quỉ-Vương, Phước Lợi Quỉ-Vương, Đại Ái

Kính Quỉ-Vương ... Các Quỉ-Vương như thế đều đến hội họp.

ĐỨC PHẬT PHÁT KHỞI.         Bấy giờ đức Thích-ca Mâu-ni Phật bảo

Ngài Văn-Thù Sư-Lợi Pháp Vương tử đại Bồ-tát rằng: "Ông xem coi tất cả chư Phật, Bồ-tát và Trời, Rồng, Quỉ, Thần đó ở trong thế-giới nầy

cùng thế-giới khác, ở trong quốc độ nầy cùng quốc độ khác, nay đều đến hội họp tại cung Trời Đao Lợi như thế, ông có biết số bao nhiêu

cng?"

 

 

Ngài Văn-Thù Sư-Lợi bạch Phật rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Nếu dùng thần lực của con để tính đếm trong nghìn kiếp cũng không biết số bao nhiêu!"

 

 

Đức Phật bảo Ngài Văn-Thù Sư-Lợi rằng: "Đến Ta dùng Phật nhãn xem hãy còn không đếm xiết! Số Thánh, phàm nầy đều của Ngài Địa- Tạng Bồ-tát từ thuở kiếp lâu xa đến nay, hoặc đã độ, đương độ, chưa độ, hoặc đã thành tựu, đương thành tựu, chưa thành tựu".

 

 

Ngài Văn-Thù Sư-Lợi bạch đức Phật rằng: "Từ thuở lâu xa về trước con đã tu căn lành chứng đặng trí vô ngại, nghe lời đức Phật nói đó thời tin nhận liền. Còn hàng tiểu quả Thanh Văn, Trời, Rồng, tám bộ chúng và những chúng-sanh trong đời sau, dầu nghe lời thành thật của Như- Lai, nhưng chắc là sanh lòng nghi ngờ, dầu cho có lạy vâng đi nữa cũng chưa khỏi hủy báng. Cúi mong đức Thế-Tôn nói rõ nhơn địa của Ngài Địa-Tạng Bồ-tát; Ngài tu hạnh gì, lập nguyện gì, mà thành tựu được sự không thể nghĩ bàn như thế?"

 

 

Đức Phật bảo Ngài Văn-Thù Sư-Lợi rằng: "Ví như bao nhiêu cây, cỏ, lùm, rừng, lúa, mè, tre, lau, đá, núi, bụi bặm trong cõi tam thiên đại thiên, cứ một vật làm một sông Hằng, rồi cứ số cát trong mỗi sông Hằng, một hạt cát làm một cõi nước, rồi trong một cõi nước cứ một hạt

bụi nhỏ làm một kiếp, rồi bao nhiêu số bụi nhỏ chứa trong một kiếp đều

đem làm kiếp cả. Từ lúc Ngài Địa-Tạng Bồ-tát chứng quả vị Thập-địa

Bồ-tát đến nay nghìn lần lâu hơn số tỉ dụ ở trên, huống là những thuở

Ngài Địa-Tạng Bồ-tát còn ở bực Thanh Văn và Bích Chi Phật!

 

 

Nầy Văn-Thù Sư-Lợi! Oai thần thệ nguyện của Bồ-tát đó không thể

nghĩ bàn đến được.  Về đời sau, nếu có trang thiện nam, người thiện nữ nào nghe danh tự của Địa-Tạng Bồ-tát, hoặc khen ngợi, hoặc chiêm ngưỡng vái lạy, hoặc xưng danh hiệu, hoặc cúng dường, nhẫn đến vẽ,

khắc, đắp, sơn hình tượng của Địa-Tạng Bồ-tát, thời người đó sẽ được

một trăm lần sanh lên cõi Trời Đao Lợi, vĩnh viễn chẳng còn bị sa đọa vào chốn ác đạo.

 

 

TRƯNG GIẢ TỬ PHÁT NGUYỆN.  Nầy Văn-Thù Sư-Lợi! Trải qua bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp lâu xa về trước, tiền thân của Ngài Địa-Tạng Bồ-tát làm một vị Trưởng Giả tử. Lúc đó, trong đời có đức Phật hiệu là: Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như-Lai. Trưởng Giả Tử thấy đức Phật tướng mạo tốt đẹp nghìn phước trang nghiêm, mới bạch hỏi đức Phật tu hạnh nguyện gì mà đặng tốt đẹp như thế?

 

 

Khi ấy, đức Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như-Lai bảo Trưởng Giả tử rằng: "Muốn chứng được thân tướng tốt đẹp nầy, cần phải trải qua trong một thời gian lâu xa độ thoát tất cả chúng-sanh bị khốn khổ".

 

 

Nầy Văn-Thù Sư-Lợi! Trưởng Giả tử nghe xong liền phát nguyện rằng: "Từ nay đến tột số chẳng thể kể xiết ở đời sau, tôi vì những chúng-sanh tội khổ trong sáu đường mà giảng bày nhiều phương-tiện làm cho

chúng đó được giải thoát hết cả, rồi tự thân tôi mới chứng thành Phật

Đạo".

 

 

Bởi ở trước đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như-Lai, Ngài lập nguyện rộng đó, nên đến nay đã trải qua trăm nghìn muôn ức vô số bất khả thuyết kiếp, mà Ngài vẫn còn làm vị Bồ-tát!

 

 

BÀ LA MÔN NỮ CỨU MẸ.            Lại thuở bất khả tư nghị vô số kiếp về trước, lúc đó có đức Phật hiệu là: Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như- Lai, Đức Phật ấy thọ đến bốn trăm nghìn muôn ức vô số kiếp. Trong thời tượng pháp, có một người con gái dòng Bà La Môn, người này nhiều đời chứa phước sâu dày, mọi người đều kính nể, khi đi đứng lúc nằm ngồi, chư Thiên thường theo hộ vệ. Bà mẹ của người cứ mê tín tà đạo, thường khinh khi ngôi Tam Bảo.       Thuở ấy, mặc dầu Thánh nữ

đem nhiều lời phương-tiện khuyên nhủ bà mẹ người, hầu làm cho bà mẹ

người sanh chánh kiến, nhưng bà mẹ người chưa tin hẳn. Chẳng bao lâu bà ấy chết, thần hồn sa đọa vào Vô Gián địa ngục.

 

 

Lúc đó, Thánh Nữ biết rằng người mẹ khi còn sống không tin nhơn quả, liệu chắc phải theo nghiệp quấy mà sanh vào đường ác. Thánh Nữ bèn bán nhà, đất, sắm nhiều hương hoa cùng những đồ lễ cúng, rồi đem

cúng dường tại các chùa tháp thờ đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại

Vương. Trong một ngôi chùa kia thấy hình tượng của đức Phật Giác

Hoa Định Tự Tại Vương đắp vẽ oai dung đủ cách tôn nghiêm.

 

 

Thánh Nữ chiêm bái tượng của đức Phật lại càng sanh lòng kính ngưỡng, tự nghĩ thầm rằng: "Đức Phật là đấng Đại Giác đủ tất cả trí huệ, nếu đức Phật còn trụ ở đời, thì khi mẹ tôi khuất, tôi đến bạch hỏi Phật, chắc thế nào cũng rõ mẹ tôi sanh vào chốn nào".

 

 

Nghĩ đến đó, Thánh Nữ buồn tủi rơi lệ chăm nhìn tượng Như-Lai mà lòng quyến luyến mãi.

 

 

Bng nghe trên hư không có tiếng bảo rằng: "Thánh Nữ đương khóc kia, thôi đừng có bi ai quá lắm! Nay ta sẽ bảo cho ngươi biết chỗ của mẹ ngươi".

 

 

Thánh Nữ chắp tay hướng lên hư không mà vái rằng: "Đức Thần nào đó mà giải bớt lòng sầu lo của tôi như thế? Từ khi mẹ tôi mất đến nay, tôi thương nhớ ngày đêm, không biết đâu để hỏi cho rõ mẹ tôi thác sanh vào chốn nào?"

 

 

Trên hư không lại có tiếng bảo Thánh Nữ rằng: "Ta là đức Phật quá khứ Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như-Lai mà ngươi đương chiêm bái đó. Thấy ngươi thương xót nhớ mẹ trội hơn thường tình của chúng- sanh nên ta đến chỉ bảo".

 

 

Thánh Nữ nghe nói xong liền té xỉu xuống, tay chân mình mẩy đều bị tổn thương. Những người đứng bên vội vàng đỡ dậy, một lát sau Thánh Nữ mới tỉnh lại rồi bạch cùng trên hư không rằng: "Cúi xin đức Phật

xót thương bảo ngay cho rõ chỗ thác sanh của mẹ con, nay thân tâm của con sắp chết mất!"

 

 

Đức Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như-Lai bảo Thánh Nữ rằng: "Cúng dường xong, ngươi mau mau trở về nhà, rồi ngồi ngay thẳng nghĩ tưởng danh hiệu của Ta, thời ngươi sẽ biết chỗ thác sanh của mẹ ngươi".

 

 

Lễ Phật xong, Thánh Nữ liền trở về nhà. Vì thương nhớ mẹ, nên Thánh Nữ ngồi ngay thẳng niệm danh hiệu của Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như-Lai trải suốt một ngày một đêm. Bỗng thấy thân mình đến một bờ biển kia. Nước trong biển đó sôi sùng sục, có rất nhiều thú dữ thân thể

toàn bằng sắt bay nhảy trên mặt biển, chạy rảo bên này, xua đuổi bên kia.

 

 

Thấy những trai cùng gái số nhiều đến nghìn muôn thoạt chìm thoạt nổi

ở trong biển, bị các thú dữ giành nhau ăn thịt.

 

 

Li thấy quỉ Dạ Xoa hình thù đều lạ lùng: Hoặc nhiều tay, nhiều mắt, nhiều chân, nhiều đầu, răng nanh chỉa ra ngoài miệng bén nhọn dường gươm, lùa những người tội gần thú dữ. Rồi quỉ lại chụp bắt người tội, túm quắp đầu chân người tội lại, hình trạng muôn thứ chẳng dám nhìn lâu.

 

 

Khi ấy, Thánh Nữ nhờ nương sức niệm Phật nên tự nhiên không kinh sợ.

 

 

Có một vị Quỉ-Vương tên là Vô Độc, đến cúi đầu nghinh tiếp, hỏi Thánh

Nữ rằng: "Hay thay Bồ-tát! Ngài có duyên sự gì đến chốn nầy?"

 

 

Thánh Nữ hỏi Quỉ-Vương rằng: "Đây là chốn nào?"

 

 

Quỉ-Vương Vô Độc đáp rằng: "Đây là từng biển thứ nhứt ở phía Tây núi đại Thiết Vi".

 

 

Thánh Nữ hỏi rằng: "Tôi nghe trong núi Thiết Vi có địa ngục, việc ấy có thiệt như thế chăng?"

 

 

Vô Độc đáp rằng: "Thiệt có địa ngục".

Thánh Nữ hỏi rằng: "Nay tôi làm sao để được đến chốn địa ngục đó?" Vô Độc đáp rằng: "Nếu không phải sức oai thần, cần phải do nghiệp

lực. Ngoài hai điều nầy ra ắt không bao giờ có thể đến đó được".

 

 

Thánh Nữ lại hỏi: "Duyên cớ vì sao mà nước trong biển nầy sôi sùng sục như thế, và có những người tội cùng với các thú dữ?"

 

 

Vô Độc đáp rằng: "Những người tội trong biển nầy là những kẻ tạo ác ở cõi Diêm-Phù-Đề mới chết, trong khoảng bốn mươi chín ngày không người kế tự để làm công đức hầu cứu vớt khổ nạn cho; lúc sống, kẻ đó

lại không làm được nhơn lành nào cả.      Vì thế nên cứ theo nghiệp ác của

họ đã gây tạo mà cảm lấy báo khổ ở địa ngục, tự nhiên họ phải lội qua biển nầy.

 

 

Cách biển nầy mười muôn do tuần về phía Đông lại có một cái biển, những sự thống khổ trong biển đó gấp bội hơn biển nầy. Phía Đông của biển đó lại có một cái biển nữa, sự thống khổ trong đó càng trội hơn.

 

 

Đó đều là do những nghiệp nhơn xấu xa của ba nghiệp mà cảm vời ra,

đồng gọi là biển nghiệp, chính là ba cái biển nầy vậy".

 

 

Thánh Nữ lại hỏi Quỉ-Vương Vô Độc rằng: "Địa ngục ở đâu?"

 

 

Vô Độc đáp rằng: "Trong ba cái biển đó đều là địa ngục, nhiều đến số trăm nghìn, mỗi ngục đều khác nhau. Về địa ngục lớn thời có 18 chỗ, bực kế đó có 500 chỗ đủ không lường sự khổ sở, bực kế nữa có đến nghìn trăm cũng đầy không lường sự thống khổ".

 

 

Thánh Nữ lại hỏi Đại Quỉ-Vương rằng: "Thân Mẫu của tôi mới khuất gần đây, không rõ thần hồn của người phải sa vào chốn nào?"

 

 

Quỉ-Vương hỏi Thánh Nữ rằng: "Thân mẫu của Bồ-tát khi còn sống, quen làm những nghiệp gì?"

 

 

Thánh Nữ đáp rằng: "Thân mẫu của tôi mê tín tà đạo khinh chê ngôi Tam Bảo, hoặc có lúc tạm thời tin chánh pháp, xong rồi chẳng kính. Dầu khuất không bao lâu, mà chưa rõ đọa lạc vào đâu?"

 

 

Vô Độc hỏi rằng: "Thân mẫu của Bồ-tát tên họ là gì?"

 

 

Thánh Nữ đáp rằng: "Thân phụ và thân mẫu của tôi đều dòng dõi Ba La Môn. Thân phụ tôi là Thi La Thiện Kiến. Thân mẫu tôi hiệu là Duyệt Đế Lợi".

 

 

Vô Độc chắp tay thưa Thánh Nữ rằng: "Xin Thánh Nữ hãy trở về, chớ đem lòng thương nhớ buồn rầu quá lắm nữa. Tội nữ Duyệt Đế Lợi được sanh lên cõi Trời đến nay đã ba ngày rồi.

 

 

Nghe nói nhờ con gái của người có lòng hiếu thuận, vì mẹ mà sắm sửa lễ vật, tu tạo phước lành, cúng dường chùa tháp, thờ đức Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như-Lai. Chẳng phải chỉ riêng thân mẫu của Bồ-tát

đặng thoát khỏi địa ngục, mà ngày đó những tội nhơn Vô Gián cũng

đều được vui vẻ, đồng đặng thác sanh cả".

 

 

Nói xong, Quỉ-Vương chắp tay chào Thánh Nữ mà cáo lui.

 

 

By giờ, Thánh Nữ dường chiêm bao chợt tỉnh, rõ biết việc đó rồi, bèn đối trước tháp tượng của đức Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như-Lai mà phát thệ nguyện rộng lớn rằng:

 

 

"Tôi nguyện từ nay nhẫn đến đời vị lai những chúng-sanh mắc phải tội khổ, thì tôi lập ra nhiều phương chước làm cho chúng đó được giải thoát".

 

 

Đức Phật bảo Ngài Văn-Thù Sư-Lợi rằng: "Quỉ-Vương Vô Độc trước đó nay chính ông Tài Thủ Bồ-tát. Còn Thánh Nữ Bà La Môn đó, nay là Địa-Tạng Bồ-tát vậy".

 

 

 

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN PHÂN THÂN TẬP HỘI

PHẨM THỨ HAI

 

 

HÓA THÂN CÙNG QUEN THUỘC. Lúc đó phân thân Địa-Tạng Bồ- tát ở các nơi có địa ngục trăm nghìn muôn ức bất khả tư, bất khả nghị, bất khả lượng, bất khả thuyết, vô lượng vô số thế-giới đều đến hội họp tại cung trời Đao Lợi.

 

 

Do nhờ thần lực của Như-Lai, phân thân đó hiệp với những chúng đã được giải thoát ra khỏi chốn nghiệp đạo ở mười phương, cũng đều đông đến số nghìn muôn ức na do tha, đồng cầm hương hoa đến cúng dường Phật.

 

 

Những chúng cùng đến với phân thân đó, thảy đều nhờ Địa-Tạng Bồ-tát giáo hóa làm cho trụ nơi đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác trọn không còn thối chuyển.

 

 

Những chúng sanh đó từ kiếp lâu xa đến nay trôi lăn trong vòng sanh tử ở trong sáu đường, chịu những điều khổ sở không có lúc nào tạm ngừng dứt, nhờ lòng từ bi lớn và thệ nguyện sâu dày của Ngài Địa-Tạng Bồ-tát, nên tất cả đều chứng được đạo quả.

 

Đại chúng đó khi đã đến cung trời Đao Lợi, lòng họ vui mừng hớn hở, chiêm ngưỡng đức Như-Lai mắt nhìn mãi không rời.

 

 

ĐỨC NHƯ-LAI AN ỦI ỦY THÁC.   Bấy giờ, Thế Tôn dơ tay sắc vàng xoa đảnh của hóa thân Địa-Tạng đại Bồ-tát trong trăm nghìn muôn ức bất khả tư, bất khả nghị, bất khả lượng, bất khả thuyết, vô lượng vô số thế-giới, mà dạy rằng: "Ta ở trong đời ác ngũ trược giáo hóa những chúng-sanh cang cường như thế, làm cho lòng chúng nó điều phục bỏ tà về chánh, nhưng trong mười phần vẫn còn một hai phần chúng-sanh quen theo tánh ác.

 

 

Muốn độ chúng đó, ta cũng phân nghìn trăm ức thân lập ra nhiều phương chước. Trong chúng-sanh đó, hoặc có người căn tánh sáng lẹ nghe Pháp của Ta thời liền tín nhận. Hoặc có người phải ân cần khuyên bảo mới thành tựu được thiện quả. Hoặc có kẻ vì tội nghiệp quá nặng nên chẳng đem lòng kính tin ngưỡng mộ.

 

 

Ta phân ra nhiều thân độ thoát những hạng chúng-sanh mỗi mỗi sai khác như thế. Hoặc hiện ra thân trai, hoặc hiện ra thân gái, hoặc hiện ra thân Trời, Rồng, hoặc hiện ra thân Quỉ, Thần, hoặc hiện ra rừng, núi, sông, ngòi, ao, rạch, suối, làm lợi ích cho mọi người, để rồi độ họ được giải thoát.

 

 

Hoặc hiện ra thân Thiên Đế, hoặc hiện ra thân Trời Phạm Vương, hoặc hiện ra thân vua Chuyển Luân, hoặc hiện ra thân Quốc Vương, hoặc hiện ra thân Cư Sĩ, hoặc hiện ra thân Tể Phụ, hoặc hiện ra thân các hàng quan thuộc, hoặc hiện ra thân Tỳ-kheo, Tỳ-kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di.

 

 

Nhẫn đến hiện ra những thân Thanh Văn, La Hán, Bích Chi Phật và Bồ-tát để hóa độ chúng-sanh, chớ chẳng phải chỉ có thân Phật hiện ra trước chúng thôi đâu!

 

 

Địa-Tạng! Ông xem ta đã trải qua bao số kiếp nhọc nhằn độ thoát những chúng-sanh cang cường đầy tội khổ khó khai hóa như thế. Ngoài ra những kẻ chưa điều phục được, thời phải theo nghiệp thọ báo.

 

 

Nếu khi chúng đó có bị đọa vào đường dữ chịu nhiều sự thống khổ, thời ông nên nghĩ nhớ Ta ở cung Trời Đao Lợi ân cần phó chúc đây mà gắng

độ chúng-sanh, làm cho chúng-sanh trong cõi Ta-bà nầy đến lúc Phật Di-Lặc ra đời, đều đặng giải thoát, khỏi hẳn các điều khổ, gặp Phật, được đức Phật thọ ký".

 

 

By giờ, những hóa thân Địa-Tạng Bồ-tát ở các thế-giới hiệp chung lại một hình, rơi lệ thương cảm mà bạch cùng đức Phật rằng: "Từ số kiếp lâu xa đến nay, con nhờ đức Thế-Tôn tiếp độ dắt dìu làm cho con được thần lực chẳng thể nghĩ bàn, đầy đủ trí huệ rộng lớn.

 

 

Con phân hiện thân hình ra ở cùng khắp trăm nghìn muôn ức hằng hà sa thế-giới. Trong mỗi thế-giới hóa hiện trăm nghìn muôn ức thân. Mỗi thân đó hóa độ trăm nghìn muôn ức người làm cho quý kính ngôi Tam Bảo, khỏi hẳn vòng sanh tử hưởng vui Niết Bàn.

 

 

Những chúng-sanh nào ở nơi Phật Pháp chỉ làm việc lành bằng một sợi lông, một giọt nước, một hạt cát, một bụi nhỏ, hoặc chỉ bằng chừng mảy lông tóc, con đều độ thoát lần lần, làm cho chúng đó được lợi ích lớn.

 

 

Cúi mong đức Như-Lai chớ vì những chúng-sanh ác nghiệp trong đời sau mà sanh lòng lo lắng! Cúi mong đức Như-Lai chớ vì những chúng- sanh ác nghiệp trong đời sau mà sanh lòng lo lắng!" Ngài Địa-Tạng Bồ- tát bạch cùng đức Phật ba lần như thế.

 

 

Lúc ấy, đức Phật khen Ngài Địa-Tạng Bồ-tát rằng: "Hay thay! Hay thay! Ta hộ trợ cho ông được toại nguyện! Từ kiếp lâu xa đến nay thường phát nguyện rộng lớn, cứu độ tất cả chúng-sanh xong rồi, thời ông liền chứng quả Bồ Đề".

 

 

 

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN QUÁN CHÚNG-SANH NGHIỆP DUYÊN PHẨM THỨ BA

 

 

PHẬT MẪU THƯA HỎI. Lúc đó, đức Phật Mẫu là bà Ma Da Phu Nhơn chắp tay cung kính mà hỏi Ngài Địa-Tạng Bồ-tát: "Thánh Giả! Chúng-sanh trong cõi Diêm-Phù-Đề tạo nghiệp sai khác, cảm thọ quả báo ra thế nào?"

 

 

Ngài Địa-Tạng Bồ-tát đáp rằng: "Trong nghìn muôn thế-giới cho đến quốc độ, hoặc nơi thời có địa ngục, nơi thời không địa ngục, hoặc nơi

thời có hàng nữ nhơn, nơi thời không có hàng nữ nhơn, hoặc nơi Phật pháp, nơi thời không Phật pháp, nhẫn đến bực Thanh Văn và Bích Chi Phật vân vân. Cũng sai khác như thế, chớ chẳng phải riêng tội báo nơi địa ngục sai khác thôi đâu!"

 

 

Bà Ma Da Phu Nhơn lại bạch cùng Bồ-tát rằng: "Tôi muốn nghe tội báo trong [cõi Diêm-Phù-Đề chiêu cảm lấy ác đạo".

 

 

Ngài Địa-Tạng đáp rằng: "Thánh Mẫu!] Trông mong Ngài lóng nghe nhận lấy, Tôi sẽ lược nói việc đó".

 

 

Thánh Mẫu bạch rằng: "Xin Thánh Giả nói cho".

 

 

BỒ TÁT LƯỢC THUẬT.   Bây giờ, Ngài Địa-Tạng Bồ-tát thưa Thánh Mẫu rằng: "Danh hiệu của những tội báo trong cõi Nam Diêm-Phù-Đề như dưới đây:

 

 

Như có chúng-sanh chẳng hiếu thảo với cha mẹ, cho đến giết hại cha mẹ, kẻ đó phải đọa vào Vô Gián địa ngục mãi đến nghìn muôn ức kiếp không lúc nào mà ra khỏi được.

 

 

Như có chúng-sanh nào có lòng ác, làm thân Phật bị thương chảy máu, khinh chê ngôi Tam Bảo, chẳng kính Kinh điển, cũng phải đọa vào Vô Gián địa ngục, trong nghìn muôn ức kiếp không khi nào ra khỏi được.

 

 

Hoặc có chúng-sanh xâm tổn của thường trụ, ô phạm Tăng, Ni, hoặc tư tình làm sự dâm loạn trong chốn chùa chiền, hoặc giết, hoặc hại. Những chúng-sanh đó phải đọa vào Vô Gián địa ngục, trong nghìn muôn ức kiếp không lúc nào mong ra khỏi được.

 

 

Như có chúng-sanh giả làm thầy Sa Môn, kỳ thật tâm chẳng phải Sa Môn, lạm dụng của Thường trụ, trái phạm giới luật, gạt gẫm hàng Bạch y, tạo nhiều điều tội ác. Hạng người như thế phải đọa vào Vô Gián địa ngục, trong nghìn muôn ức kiếp không khi nào mong ra khỏi được.

 

 

Hoặc có chúng-sanh trộm cắp những tài vật lúa gạo, đồ ăn uống, y phục vân vân của thường trụ, cho đến không cho mà lấy một vật, kẻ đó phải đọa vào Vô Gián địa ngục trong nghìn muôn ức kiếp không lúc nào mong ra khỏi được".

Ngài Địa-Tạng Bồ-tát thưa rằng: "Thánh Mẫu! Nếu có chúng-sanh nào phạm những tội như trên đó thời phải đọa vào địa ngục ngũ Vô Gián, cầu tạm ngừng sự đau khổ chừng khoảng một niệm cũng không được".

 

 

Bà Ma Da Phu Nhơn lại bạch cùng Địa-Tạng Bồ-tát: "Thế nào gọi là Vô

Gián địa ngục?"

 

 

Ngài Địa-Tạng Bồ-tát thưa rằng: "Thánh Mẫu! Bao nhiêu địa ngục ở trong núi Thiết Vi, lớn có 18 chỗ, thứ kế đó 500 chỗ, danh hiệu đều riêng khác nhau, thứ kế lại có nghìn trăm danh hiệu cũng đều riêng khác nhau.

 

 

Nói về địa ngục Vô Gián đó, giáp vòng ngục thành hơn tám muôn dặm, thành đó thuần bằng sắt cao đến một muôn dặm. Lửa cháy trên thành không có chỗ nào hở trống. Trong ngục thành đó có các nhà ngục liên tiếp nhau đều có danh hiệu sai khác.

 

 

Riêng có một sở ngục tên là Vô Gián. Ngục nầy châu vi một muôn tám nghìn dặm, tường ngục cao một nghìn dặm, toàn bằng sắt cả. Lửa cháy hực hở suốt trên suốt dưới. Trên tường ngục rắn sắt, chó sắt, phun lửa đuổi nhau chạy bên này sang bên kia.

 

 

Trong ngục có giường rộng khắp muôn dặm. Một người thọ tội thời tự thấy thân mình nằm đầy chật cả giường, đến nghìn muôn người thọ tội cũng đều tự thấy thân của mình nằm chật cả trên giường. Đó là do vì những tội nghiệp đã tạo ra nó cảm vời như thế.

 

 

Li những người tội chịu đủ sự khổ sở: Trăm nghìn quỉ Dạ Xoa cùng với loài ác quỉ, răng nanh bén nhọn dường gươm, cặp mắt chói sáng như chớp nhoáng, móng tay cứng như đồng, móc ruột bằm chặt.

 

 

Li có quỉ Dạ Xoa khác cầm chỉa lớn bằng sắt đâm vào mình người tội, hoặc đâm trúng miệng mũi, hoặc đâm trúng bụng lưng. Rồi dồi lên trên không, lấy chỉa hứng lấy để lại trên giường. Lại có diều hâu bằng sắt mổ mắt người tội.

 

 

Li có rắn sắt cắn đầu người tội. Nơi lóng đốt khắp trong thân thể đều lấy đinh dài đóng xuống giường, kéo lưỡi ra rồi cày bừa trên đó, lôi kéo người tội, nước đồng đổ vào miệng, dây sắt nóng đỏ quấn lấy thân người tội, một ngày một đêm, muôn lần chết, muôn lần sống lại. Do vì

tội nghiệp mà cảm lấy như thế, trải qua ức kiếp, không lúc nào mong ra khỏi được.

 

 

Lúc thế-giới này hư hoại thời sanh nhờ qua địa ngục ở thế-giới khác. Lúc thế-giới khác đó hư hoại thời lại sanh vào cõi khác nữa. Lúc cõi khác đó hư hoại thời cũng xoay vần sanh vào cõi khác. Đến khi thế-giới nầy thành xong thời sanh trở về thế-giới nầy. Những sự tội báo trong ngục Vô Gián như thế đó.

 

 

Li địa ngục đó do có năm điều nghiệp cảm , nên kêu là Vô Gián. Năm

điều đó là những gì?

 

 

1. Tội nhơn trong đó chịu khổ ngày lẫn đêm, cho đến trải qua số kiếp không lúc nào ngừng ngớt, nên gọi là Vô Gián.

 

 

2. Một người tội thân đầy chật cả ngục, nhiều người tội mỗi mỗi thân cũng đều đầy chật cả ngục, nên gọi là Vô Gián.

 

 

3. Những khí cụ để hành hình tội nhơn như chỉa ba, gậy, diều hâu, rắn, sói, chó, cối giã, cối xay, cưa, đục, dao mác, chảo dầu sôi, lưới sắt, dây sắt, lừa sắt, ngựa sắt, da sống niền đầu, nước sắt nóng rưới thân, đói thời ăn hoàn sắt nóng, khát thời uống nước sắt sôi. Từ năm trọn kiếp, đến vô số kiếp những sự khổ sở nối nhau luôn không một giây ngừng ngớt nên gọi là Vô Gián.

 

 

4. Không luận là trai hay gái, Mường, Mán, mọi rợ, già trẻ, sang hèn, hoặc là Rồng, là Trời, hoặc là Thần, là Quỉ, hễ gây tội ác theo đó mà cảm lấy, tất cả đều đồng chịu khổ, nên gọi là Vô Gián.

 

 

5. Nếu người nào bị đọa vào địa ngục đó, thời từ khi mới vào cho đến trăm nghìn kiếp mỗi một ngày đêm muôn lần chết, muôn lần sống lại, muốn cầu tạm ngừng chừng khoảng một niệm cũng không đặng, trừ khi tội nghiệp tiêu hết mới đặng thọ sanh. Do vì lẽ liên miên mãi nên gọi là Vô Gián.

 

 

Ngài Địa-Tạng Bồ-tát thưa Thánh Mẫu rằng: "Nói sơ lược về địa ngục Vô Gián như thế. Nếu nói rộng ra thời tên của những khí cụ để hành tội cùng những sự thống khổ trong địa ngục đó, dầu đến suốt một kiếp

cũng không thể nào nói cho hết được".

Bà Ma Da Phu Nhơn nghe Ngài Địa-Tạng Bồ-tát nói xong, không xiết lo rầu. Bà chắp tay đảnh lễ Bồ-tát mà lui ra.

 

 

 

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN NGHIỆP CẢM CỦA CHÚNG-SANH PHẨM THỨ TƯ

 

 

BỒ TÁT VÂNG CHỈ.        Lúc đó, Ngài Địa-Tạng đại Bồ-tát bạch cùng đức Phật rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Con nương sức oai thần của đức Như- Lai, nên chia thân hình nầy ở khắp trăm nghìn muôn ức thế-giới, để

cứu vớt tất cả chúng-sinh bị nghiệp báo.

 

 

Nếu không nhờ sức đại từ của đức Như-Lai, thời chẳng có thể biến hóa ra như thế được. Nay con lại được Như-Lai phó chúc: Từ nay đến khi Ngài A Dật Đa thành Phật, làm cho chúng-sanh trong sáu đường đều đặng độ thoát. Xin vâng! Bạch đức Thế-Tôn! Xin đức Thế-Tôn chớ lo!"

 

 

By giờ đức Phật bảo Ngài Địa-Tạng Bồ-tát rằng: "Những chúng-sanh mà chưa được giải thoát, tánh thức của nó không định, hễ quen làm dữ thời kết thành nghiệp báo dữ, còn quen làm lành thời kết thành quả báo lành.

 

 

Làm lành cùng làm dữ tùy theo cảnh duyên mà sinh ra, lăn mãi trong năm đường không lúc nào tạm ngừng ngớt, mê lầm chướng nạn trải đến kiếp số nhiều như vi trần.

 

 

Ví như loài cá bơi lội trong lưới theo dòng nước chảy, thoạt hoặc tạm được ra, rồi lại mắc vào lưới. Vì thế nên ta phải lo nghĩ đến những chúng-sanh đó.

 

 

Đời trước ông trót đã lập nguyện trải qua nhiều kiếp phát thệ rộng lớn

độ hết cả hàng chúng-sanh bị tội khổ, thời Ta còn lo gì!"

 

 

ĐỊNH-TỰ-TẠI VƯƠNG BẠCH HỎI.         Khi đức Phật dạy lời như thế xong, trong Pháp hội có vị Đại Bồ-tát hiệu là Định Tự Tại Vương ra bạch cùng đức Phật rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Từ nhiều kiếp đến nay, Ngài Địa-Tạng Bồ-tát đã phát thệ nguyện gì, mà nay được đức Thế-Tôn ân cần ngợi khen như thế? Cúi mong đức Thế-Tôn lược nói cho".

By giờ, đức Thế-Tôn bảo Ngài Định Tự Tại Vương Bồ-tát: "Lóng nghe! Lóng nghe! Phải khéo suy xét đó, Ta sẽ vì ông mà giải bày rõ ràng.

 

 

ÔNG VUA NƯỚC LÂN CẬN.  Vô lượng vô số na do tha bất khả thuyết kiếp về thuở trước, lúc đó có đức Phật ra đời hiệu là Nhứt Thiết Trí Thành Tựu Như-Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn.

 

 

Đức Phật đó thọ sáu muôn kiếp. Khi Ngài chưa xuất gia, thời Ngài làm Vua một nước nhỏ kia, kết bạn cùng với Vua nước lân cận; hai Vua đồng thật hành mười hạnh lành làm lợi ích cho nhơn dân.

 

 

Nhơn dân trong nước lân cận đó phần nhiều tạo những việc ác. Hai Vua cùng nhau bàn tính làm những phương chước để dắt dìu dân chúng ấy.

 

 

Một ông phát nguyện: "Tôi nguyện sớm thành Phật sẽ độ dân chúng ấy làm cho đều được giải thoát không còn thừa".

 

 

Một ông phát nguyện: "Như tôi chẳng trước độ những kẻ tội khổ làm cho đều đặng an vui chứng quả Bồ Đề, thời tôi nguyện chưa chịu thành Phật".

 

 

Đức Phật bảo Ngài Định Tự Tại Vương Bồ-tát rằng: "Ông Vua phát nguyện sớm thành Phật đó, chính là đức Nhứt Thiết Trí Thành Tựu Như-Lai.

 

 

Còn ông vua phát nguyện độ chưa hết những chúng-sinh tội khổ, thời chưa chịu nguyện thành Phật đó chính là Ngài Địa-Tạng Bồ-tát đây vậy.

 

 

QUANG-MỤC CỨU MẸ.   Lại vô lượng vô số kiếp về thuở trước, có đức Phật ra đời, hiệu là Liên Hoa Mục Như-Lai. Đức Phật đó thọ bốn mươi kiếp.

 

 

Trong thời mạt pháp, có một vị La Hán phước đức cứu độ chúng-sanh. Nhơn vì đi tuần tự giáo hóa mọi người, La Hán gặp một người nữ tên là Quang Mục, nàng nầy sắm sửa đồ ăn cúng dường La Hán.

 

 

La Hán thọ cúng rồi hỏi: "Nàng muốn những gì?"

 

Quang Mục thưa rằng: "Ngày thân mẫu tôi khuất, tôi làm việc phước thiện để nhờ đó mà cứu vớt thân mẫu tôi, chẳng rõ thân mẫu tôi thác sanh vào đường nào?"

 

 

La Hán nghe nói cảm thương bèn nhập định quan sát, thời thấy bà mẹ

ca Quang Mục đọa vào chốn địa ngục rất là khổ sở.

 

 

La Hán hỏi Quang Mục rằng: "Thân mẫu người lúc sanh tiền đã làm những hạnh nghiệp gì, mà nay phải đọa vào chốn địa ngục rất khổ sở như thế?"

 

 

Quang Mục thưa rằng: "Ngày còn sống, thân mẫu tôi chỉ ưa ăn thịt loài cá trành, phần nhiều là hay ăn cá con và trành con, hoặc chiên, hoặc nấu, tha hồ mà ăn cho thỏa mãn.

 

 

Nếu tính đếm số cá trành của người đã ăn thời đến hơn nghìn muôn. Xin Tôn Giả thương xót chỉ dạy phải làm cách nào để cứu thân mẫu tôi?"

 

 

La Hán xót thương bèn dạy phương chước, ngài khuyên Quang Mục rằng: "Người phải đem lòng chí thành mà niệm đức Thanh Tịnh Liên Hoa Mục Như-Lai, và vẽ đắp hình tượng đức Phật, thời kẻ còn cùng người mất đều được phước lợi!"

 

 

Quang Mục nghe xong, liền xuất tiền của, họa tượng Phật mà thờ cúng. Nàng lại đem lòng cung kính, khóc than chiêm ngưỡng đảnh lễ tượng Phật.

 

 

Đêm đó, nàng chiêm bao thấy thân của đức Phật sắc vàng sáng chói như hòn núi Tu Di. Đức Phật phóng ánh sáng mà bảo Quang Mục rằng: "Chẳng bao lâu đây thân mẫu ngươi sẽ thác sanh vào trong nhà của ngươi, khi vừa biết đói lạnh thời liền biết nói".

 

 

Sau đó, đứa tớ gái trong nhà sanh một đứa con trai, chưa đầy ba ngày

đã biết nói. Trẻ đó buồn khóc mà nói với Quang Mục rằng:

 

 

"Nghiệp duyên trong vòng sanh tử phải tự lãnh lấy quả báo. Tôi là mẹ của người, lâu nay ở chốn tối tăm. Từ khi vĩnh biệt người, tôi phải đọa vào đại địa ngục. Nhờ phước lực của người, nên nay được thọ sanh làm

kẻ hạ tiện, lại thêm số mạng ngắn ngủi, năm mười ba tuổi đây sẽ đọa vào địa ngục nữa. Người có phương thế gì làm cho tôi được thoát khỏi nỗi khổ sở?"

 

 

Nghe đứa trẻ nói, Quang Mục biết chắc là mẹ mình. Nàng nghẹn ngào khóc lóc mà nói với đứa trẻ rằng: "Đã là mẹ của tôi, thời phải tự biết tội của mình, đã gây tạo hạnh nghiệp chi mà bị đọa vào địa ngục như thế?"

 

 

Đứa trẻ đáp rằng: "Do hai nghiệp: giết hại [sinh] vật và chê bai mắng nhiếc, mà thọ báo khổ. Nếu không nhờ phước đức của người cứu nạn cho tôi, thời cứ theo tội nghiệp đó vẫn còn chưa được thoát khổ".

 

 

Quang Mục hỏi rằng: "Những việc tội báo trong địa ngục ra làm sao?"

 

 

Đứa trẻ đáp rằng: "Những việc tội khổ nói ra càng bất nhẫn, dầu đến trăm nghìn năm cũng không thuật hết được.

 

 

Quang Mục nghe xong, than khóc rơi lệ mà bạch cùng giữa hư không rằng:

 

 

"Nguyện cho thân mẫu tôi khỏi hẳn địa ngục khi mãn 13 tuổi không còn có trọng tội cùng không còn đọa vào ác đạo nữa.

 

 

Xin chư Phật trong mười phương thương xót chứng minh cho tôi vì mẹ

mà tôi phát nguyện rộng lớn như vậy:

 

 

Như thân mẫu tôi khỏi hẳn chốn tam đồ và hạng hạ tiện cùng thân gái, cùng kiếp không còn thọ những quả báo xấu đó nữa, tôi đối trước tượng của đức Thanh Tịnh Liên Hoa Mục Như-Lai mà phát lời nguyện rằng: Từ ngày nay nhẫn về sau đến trăm nghìn muôn ức kiếp trong những

thế-giới nào mà các hàng chúng-sanh bị tội khổ nơi địa ngục cùng ba ác

đạo, tôi nguyện cứu vớt chúng-sanh đó làm cho tất cả đều thoát khỏi chốn ác đạo: Địa ngục, súc sanh, và ngạ quỉ vân vân.

 

 

Những kẻ mắc phải tội báo như thế thành Phật cả rồi, vậy sau tôi mới thành bực Chánh Giác."

 

 

Quang Mục phát nguyện đó xong, liền nghe tiếng của đức Phật Thanh

Tnh Liên Hoa Mục Như-Lai dạy rằng: "Nầy Quang Mục! Nhà ngươi

rt có lòng từ mẫn, vì mẹ mà phát ra lời thệ nguyện rộng lớn như thế, thật là hay lắm!

 

 

Ta quan sát thấy mẹ nhà ngươi lúc mãn mười ba tuổi, khi bỏ báo thân nầy sẽ thác sanh làm người Phạm Chí sống lâu trăm tuổi. Sau đó vãng sanh về cõi nước Vô Ưu sống lâu đến số không thể tính kể. Sau rốt sẽ thành Phật độ nhiều hạng người, Trời, số đông như số cát sông Hằng".

 

 

Đức Phật bảo ngài Định Tự Tại Vương Bồ-tát rằng: "Vị La Hán phước lành độ Quang Mục thuở đó, chính là Vô-Tận-Ý Bồ-tát. Thân mẫu của Quang Mục là ngài Giải Thoát Bồ-tát.

 

 

Còn Quang Mục thời là ngài Địa-Tạng Bồ-tát đây vậy. Trong nhiều kiếp lâu xa về trước ngài có lòng từ mẫn, phát ra hằng hà sa số lời thệ nguyện độ khắp chúng-sanh như thế.

 

 

Trong đời sau, như có chúng-sanh không làm lành, mà làm ác, nhẫn đến kẻ chẳng tin luật nhơn quả, kẻ tà dâm, vọng ngữ, kẻ lưỡng thiệt, ác khẩu, kẻ hủy báng Đại Thừa.                    Những chúng-sanh có tội nghiệp như thế chắc phải bị đọa vào ác đạo.

 

 

Nếu gặp được hàng Thiện-tri-thức khuyên bảo quy y với Ngài Địa-Tạng Bồ-tát chừng trong khoảng khảy móng tay, những chúng-sanh đó liền đặng thoát khỏi báo khổ nơi ba ác đạo.

 

 

Nếu người nào có thể quy kính và chiêm ngưỡng đảnh lễ ngợi khen, cùng dưng cúng những y phục, đồ ăn vật uống, các thứ trân bảo. Thời người đó, trong trăm nghìn muôn ức kiếp sau, thường ở cõi trời hưởng thọ sự vui thắng diệu.

 

 

Hoặc lúc phước trời hết, sanh xuống chốn nhơn gian, vẫn còn thường làm vị Đế Vương trong trăm nghìn kiếp, lại nhớ được cội ngành nhơn quả trong các đời trước của mình.

 

 

Nầy Định Tự Tại Vương! Ngài Địa-Tạng Bồ-tát có sức oai thần rất lớn không thể nghĩ bàn, nhiều sự lợi ích cho chúng-sanh như thế. Các ông, những bực Bồ-tát, phải ghi nhớ Kinh nầy hầu tuyên truyền lưu bố rộng ra".

Ngài Định Tự Tại Vương bạch đức Phật rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Xin Phật chớ lo! Nghìn muôn ức đại Bồ-tát chúng con đều có thể nương oai thần của Phật mà tuyên lưu rộng Kinh nầy nơi cõi Diêm-Phù-Đề để cho lợi ích chúng-sanh".

 

 

Ngài Định Tự Tại Vương Bồ-tát bạch với đức Phật xong, bèn cung kính chắp tay lễ Phật mà lui ra.

 

 

TỨ-THIÊN-VƯƠNG HỎI PHẬT.     Bấy giờ, bốn ông Thiên Vương đồng từ chỗ ngồi đứng dậy cung kính chắp tay mà bạch cùng đức Phật rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Ngài Địa-Tạng Bồ-tát từ kiếp lâu xa nhẫn lại đã phát nguyện rộng lớn như thế, tại sao ngày nay mà vẫn độ chưa hết,

ngài lại còn phải phát lời nguyện rộng lớn nữa? Cúi mong đức Thế-Tôn dạy cho chúng con rõ".

 

 

Đức Phật bảo bốn vị Thiên Vương rằng: "Hay thay! Hay thay! Nay vì muốn được sự lợi cho chúng-sanh, Ta vì các ông cùng chúng thiên nhơn ở hiện tại và vị lai, mà nói những sự phương-tiện của ngài Địa-Tạng Bồ- tát ở trong đường sanh tử nơi Diêm-Phù-Đề ở Ta-bà thế-giới nầy, vì

lòng từ mẫn thương xót mà cứu vớt, độ thoát tất cả chúng-sanh mắc phải tội khổ".

 

 

Bn ông Thiên Vương bạch rằng: "Vâng! Bạch đức Thế-Tôn! Chúng con muốn được nghe".

 

 

PHƯƠNG TIỆN GIÁO HÓA.   Đức Phật bảo bốn ông Thiên Vương rằng: "Từ kiếp lâu xa nhẫn đến ngày nay, Ngài Địa-Tạng Bồ-tát độ thoát chúng-sanh vẫn còn chưa mãn nguyện, Ngài thương xót chúng- sanh mắc tội khổ đời nầy, lại quan sát vô lượng kiếp về sau, tội khổ cứ lây dây mãi không dứt.      Vì lẽ đó nên Ngài lại phát ra lời trọng nguyện.

 

 

Địa-Tạng Bồ-tát ở trong cõi Diêm-Phù-Đề nơi thế-giới Ta-bà, dùng trăm nghìn muôn ức phương tiện chước để giáo hóa chúng-sanh.

 

 

Nầy bốn ông Thiên Vương! Ngài Địa-Tạng Bồ-tát nếu gặp kẻ sát hại loài sanh vật, thời dạy rõ quả báo vì ương lụy đời trước mà phải bị chết yểu.

Nếu gặp kẻ trộm cắp, thời Ngài dạy rõ quả báo nghèo khốn khổ sở.

Nếu gặp kẻ tà dâm thời Ngài dạy rõ quả báo làm chim se sẻ, bồ câu, uyên ương.

Nếu gặp kẻ nói lời thô ác, thời Ngài dạy rõ quả báo quyến thuộc kình chống nhau.

Nếu gặp kẻ hay khinh chê, thời Ngài dạy rõ quả báo không lưỡi, miệng lở.

Nếu gặp kẻ nóng giận, thời Ngài dạy rõ quả báo thân hình xấu xí tàn tật.

Nếu gặp kẻ bỏn sẻn, thời Ngài dạy rõ quả báo cầu muốn không được toại nguyện.

Nếu gặp kẻ buông lung săn bắn, thời Ngài dạy rõ quả báo kinh hãi, điên cuồng mất mạng.

Nếu gặp kẻ trái nghịch cha mẹ, thời Ngài dạy rõ quả báo

Trời đất tru lục.

Nếu gặp kẻ đốt núi rừng cỏ cây, thời Ngài dạy rõ quả báo cuồng mê đến chết.

Nếu gặp cha ghẻ, mẹ ghẻ ăn ở độc ác, thời Ngài dạy rõ quả báo thác sanh trở lại hiện đời bị roi vọt.

Nếu gặp kẻ dùng lưới bắt chim non, thời Ngài dạy rõ quả

o cốt nhục chia lìa.

Nếu gặp kẻ hủy báng Tam Bảo, thời Ngài dạy rõ quả báo

đui, điếc, câm, ngọng.

Nếu gặp kẻ khinh chê giáo pháp, thời Ngài dạy rõ quả

o ở mãi trong ác đạo.

Nếu gặp kẻ lạm phá của thường trụ, thời Ngài dạy rõ quả

o ức kiếp luân hồi nơi địa ngục.

Nếu gặp kẻ ô nhục người hạnh thanh tịnh và vu báng

Tăng già, thời Ngài dạy rõ quả báo ở mãi trong loài súc sanh.

Nếu gặp kẻ dùng nước sôi hay lửa, chém chặt, giết hại sinh vật, thời Ngài dạy rõ quả báo phải luân hồi thường mạng lẫn nhau.

Nếu gặp kẻ phá giới phạm trai, thời Ngài dạy rõ quả báo cầm thú đói khát.

Nếu gặp kẻ phung phí phá tổn của cải một cách phi lý, thời Ngài dạy rõ quả báo tiêu dùng thiếu hụt.

Nếu gặp kẻ tao ta kiêu mạn cống cao, thời Ngài dạy rõ quả báo hèn hạ bị người sai khiến.

Nếu gặp kẻ đâm chọc gây gổ, thời Ngài dạy rõ quả báo không lưỡi hay trăm lưỡi.

Nếu gặp kẻ tà kiến mê tín, thời Ngài dạy rõ quả báo thọ

sanh vào chốn hẻo lánh.

 

Những chúng-sanh trong cõi Diêm-Phù-Đề, từ nơi thân, khẩu, ý tạo ác, kết quả trăm nghìn muôn sự báo ứng như thế, nay chỉ nói sơ lược đó thôi.

 

 

Những nghiệp cảm sai khác của chúng-sanh trong chốn Diêm-Phù-Đề như thế, Địa-Tạng Bồ-tát dùng trăm nghìn phương chước để giáo hóa đó.      Những chúng-sanh ấy trước phải chịu lấy các quả báo như thế, sau lại đọa vào địa ngục trải qua nhiều kiếp không lúc nào thoát khỏi. Vì thế nên các ông là bực hộ vệ người cùng bảo trợ cõi nước, chớ để những nghiệp chướng đó nó làm mê hoặc chúng-sanh."

 

 

Bn ông Thiên Vương nghe xong, rơi lệ than thở, chắp tay lễ Phật mà lui ra.

 

 

Kinh Địa Tạng Bồ-tát Bổn Nguyện quyển Thượng hết

 

 

Bn nguyện Địa-Tạng. Đao Lợi Thiên Cung,

Thần Thông hiển hóa độ quần mông, Đời ngũ trược khó thông,

Chúng-sanh cang cường, Ham vui khổ vô cùng.

 

Nam-mô Thường-trụ Thập-phương Phật (3 lần) Nam-mô Đại-nguyện Địa-Tạng Bồ-tát (3 lần)

 

 

 

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN DANH HIỆU CỦA ĐỊA NGỤC PHẨM THỨ NĂM

 

 

PHỔ HIỀN HAN HỎI.      Lúc đó, Ngài Phổ-Hiền Bồ-tát thưa cùng Ngài Địa-Tạng Bồ-tát rằng: "Thưa Nhơn Giả! Xin Ngài vì Trời, Rồng bát bộ và tất cả chúng-sanh ở hiện tại cùng vị lai, mà nói danh hiệu của những địa ngục là chỗ thọ báo của hạng chúng-sanh bị tội khổ ở trong cõi Ta- bà cùng Diêm-Phù-Đề nầy, và nói những sự về quả báo không lành. Làm cho chúng-sanh trong thời mạt pháp về sau nầy biết rõ những quả báo đó".

Ngài Địa-Tạng Bồ-tát đáp rằng: "Thưa Nhơn Giả! Nay tôi nương oai thần của đức Phật cùng oai lực của Ngài mà nói danh hiệu của các địa ngục, cùng những sự về tội báo và ác báo.

 

 

DANH HIỆU CỦA ĐỊA NGỤC.         Thưa Nhơn Giả! Phương Đông của Diêm-Phù-Đề có dãy núi tên là Thiết Vi. Dãy núi đó tối thẩm không có ánh sáng của mặt trời, mặt trăng, trong đó có địa ngục lớn tên là Cực Vô Gián.

 

 

Li có địa ngục tên là Đại A Tỳ, lại có địa ngục tên là Tứ Giác, lại có địa ngục tên là Phi Đao, lại có địa ngục tên là Hỏa Tiễn, lại có địa ngục tên là Giáp Sơn, lại có địa ngục tên là Thông Thương.

 

 

Li có địa ngục tên là Thiết Xa, lại có địa ngục tên là Thiết Sàng, lại có địa ngục tên là Thiết Ngưu, lại có địa ngục tên là Thiết Y, lại có địa ngục tên là Thiên Nhẫn, lại có địa ngục tên là Thiết Lư.

 

 

Li có địa ngục tên là Dương Đồng, lại có địa ngục tên là Bảo Trụ, lại có địa ngục tên là Lưu Hỏa, lại có địa ngục tên là Canh Thiệt, lại có địa ngục tên là Tỏa Thủ, lại có địa ngục tên là Thiêu Cước.

 

 

Li có địa ngục tên là Đạm Nhãn, lại có địa ngục tên là Thiết Hoàn, lại có địa ngục tên là Tránh Luận, lại có địa ngục tên là Thiết Thù, lại có địa ngục tên là Đa Sân.

 

 

Ngài Địa-Tạng Bồ-tát nói rằng: "Thưa Nhơn Giả! Trong dãy núi Thiết Vi có những địa ngục như thế số nhiều vô hạn. Lại có địa ngục Kiếu Oán, địa ngục Bạt Thiệt, địa ngục Phẩn Niếu, địa ngục Đồng Tỏa, địa ngục Hỏa Tượng, địa ngục Hỏa Cẩu, địa ngục Hỏa Mã, địa ngục Hỏa Ngưu, địa ngục Hỏa Sơn, địa ngục Hỏa Thạch, địa ngục Hỏa Sàng, địa ngục Hỏa Lương, địa ngục Hỏa Ưng, địa ngục Cứ Nha, địa ngục Bác Bì,

địa ngục Âm Huyết, địa ngục Thiêu Thủ, địa ngục Thiêu Cước, địa ngục

Đảo Thích, địa ngục Hỏa Ốc, địa ngục Thiết Ốc, địa ngục Hỏa Lang.

 

 

Những địa ngục như thế trong đó mỗi ngục lớn lại có những ngục nhỏ, hoặc một, hoặc hai, hoặc ba, hoặc bốn, nhẫn đến trăm nghìn, trong số đó, danh hiệu đều chẳng đồng nhau".

Ngài Địa-Tạng Bồ-tát nói với Ngài Phổ-Hiền Bồ-tát rằng: "Thưa Nhơn Giả! Đó đều là do chúng-sanh trong cõi Diêm-Phù-Đề làm những điều ác mà tùy nghiệp chiêu cảm ra những địa ngục như thế.

 

 

Nghiệp lực rất lớn, có thể sánh với núi Tu Di, có thể sâu dường biển cả, có thể ngăn đạo thánh.         Vì thế chúng-sanh chớ khinh điều quấy nhỏ mà cho là không tội, sau khi chết đều có quả báo, dầu đến mảy mún đều phải chịu lấy.

 

 

Chí thân như cha với con, mỗi người cũng theo nghiệp của mình mà đi khác đường, dầu cho có gặp nhau cũng chẳng bằng lòng chịu khổ thay nhau.

 

 

Nay tôi nương oai lực của đức Phật mà nói sơ lược những sự tội báo nơi

địa ngục. Trông mong Nhơn Giả tạm nghe lời đó".

 

 

Ngài Phổ-Hiền Bồ-tát đáp rằng: "Dầu từ lâu tôi đã rõ tội báo nơi ba đường ác đạo rồi, nhưng tôi muốn Nhơn Giả nói ra để làm cho tất cả chúng-sanh có tâm hạnh ác trong đời mạt pháp sau nầy, nghe được lời dạy của Nhơn Giả, mà biết quy hướng về Giáo Pháp của Phật".

 

 

TỘI BÁO TRONG ĐỊA NGỤC.         Ngài Địa-Tạng Bồ-tát nói rằng: "Thưa Nhơn Giả! Những sự tội báo trong chốn địa ngục như vầy:

 

 

Hoặc có địa ngục kéo lưỡi người tội ra mà cho trâu cày trên đó, hoặc có địa ngục moi tim người tội để cho quỉ Dạ Xoa ăn, hoặc có địa ngục vạc dầu sôi sùng sục nấu thân người tội, hoặc có địa ngục đốt cột đồng cháy đỏ rồi bắt người tội ôm lấy.

 

 

Hoặc có địa ngục từng bựng lửa lớn bay tấp vào người tội, hoặc có địa ngục toàn cả thuần là băng giá, hoặc có địa ngục đầy vô hạn đồ phẩn tiểu, hoặc có địa ngục lao gai chông sắt, hoặc địa ngục đâm nhiều giáo lửa. Hoặc có địa ngục chỉ đập vai lưng, hoặc có địa ngục chỉ đốt chân tay, hoặc có địa ngục cho rắn sắt quấn cắn, hoặc có địa ngục xua đuổi chó sắt, hoặc có địa ngục đóng ách lừa sắt.

 

 

Nhơn Giả! Những quả báo như thế trong mỗi mỗi ngục có trăm nghìn thứ khí cụ để hành hình, đều là bằng đồng, bằng sắt, bằng đá, bằng lửa. Bốn loại khí cụ nầy do các hạnh nghiệp quấy của các chúng-sanh mà cảm vời ra. Nếu tôi thuật rõ cả những sự về tội báo ở địa ngục, thời

trong mỗi ngục lại còn có trăm nghìn thứ khổ sở, huống chi là nhiều ngục!

 

 

Nay tôi nương sức oai thần của đức Phật và vì Nhơn Giả hỏi mà nói sơ

lược như thế. Nếu nói rõ cả thời kiếp nói cũng không hết".

 

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN NHƯ-LAI TÁN THÁN

PHẨM THỨ SÁU

 

 

PHẬT PHÓNG QUANG DẶN BẢO. Lúc đó khắp thân của đức Thế- Tôn phóng ra ánh sáng lớn soi khắp đến trăm nghìn muôn ức hằng hà

sa cõi nước của chư Phật; trong ánh sáng đó vang ra tiếng lớn bảo khắp

các cõi nước của chư Phật rằng:

 

 

"Tất cả hàng đại Bồ-tát và Trời, Rồng, Quỉ, Thần vân vân … lóng nghe hôm nay Ta khen ngợi rao bày những sự của Ngài Địa-Tạng Bồ-tát ở trong mười phương thế-giới, hiện ra sức từ bi oai thần không thể nghĩ bàn, để cứu giúp tất cả tội khổ chúng-sanh.

 

 

Sau khi ta diệt độ, thời hàng Bồ-tát Đại-sĩ các ông cùng với Trời, Rồng, Quỉ, Thần vân vân... nên dùng nhiều phương chước để gìn giữ Kinh nầy, làm cho tất cả mọi loài chúng-sanh đều khỏi tất cả sự khổ, mà chứng cảnh vui Niết Bàn".

 

 

PHỔ-QUẢNG THƯA THỈNH.  Nói lời ấy xong, trong Pháp hội có một vị Bồ-tát tên là Phổ-Quảng cung kính chắp tay mà bạch cùng đức Phật rằng: "Con nay nghe đức Thế-Tôn ngợi khen Ngài Địa-Tạng Bồ-tát có đức oai thần rộng lớn không thể nghĩ bàn như thế.

 

 

Trông mong đức Như-Lai lại vì những chúng-sanh trong thời mạt pháp sau nầy, mà tuyên nói các sự nhơn quả của Ngài Địa-Tạng Bồ-tát làm lợi ích cho hàng Trời, người. Làm cho hàng Trời, Rồng, Bát bộ và chúng-sanh trong đời sau kính vâng lời của đức Phật".

 

 

By giờ, đức Thế-Tôn bảo Ngài Phổ-Quảng Bồ-tát cùng trong tứ chúng rằng: "Lóng nghe! Lóng nghe! Ta sẽ vì các ông nói lược về những sự phước đức của Ngài Địa-Tạng Bồ-tát làm lợi ích cho người cùng Trời".

Ngài Phổ-Quảng bạch Phật rằng: "Vâng! Bạch đức Thế-Tôn! Chúng con xin ham muốn nghe".

 

 

PHẬT DẠY SỰ LỢI ÍCH.  Đức Phật bảo Ngài Phổ-Quảng Bồ-tát: "Trong đời sau, như có người thiện nam, kẻ thiện nữ nào nghe được danh hiệu của Địa-Tạng đại Bồ-tát, hoặc là chắp tay, hoặc là ngợi khen, hoặc là đảnh lễ, hoặc là luyến mộ, người đó sẽ qua khỏi tội khổ trong ba mươi kiếp.

 

 

Nầy Phổ-Quảng! Như có kẻ thiện nam hay người thiện nữ nào hoặc là họa vẽ hình tượng của Ngài Địa-Tạng Bồ-tát rồi chừng một lần chiêm ngưỡng, một lần đảnh lễ, người đó sẽ được sanh lên cõi Trời Đao Lợi một trăm lần, không còn phải bị sa đọa vào ác đạo nữa.

 

 

Ví dầu ngày kia phước Trời đã hết mà sanh xuống nhơn gian, cũng vẫn làm vị Quốc Vương, không hề mất sự lợi lớn.

 

 

KHỎI NỮ THÂN.  Như có người nữ nào nhàm chán thân gái, hết lòng cúng dường tượng vẽ của Địa-Tạng Bồ-tát, và những tượng cất bằng đất, đá, keo, sơn, đồng, sắt, vân vân... Ngày ngày thường đem hoa, hương, đồ ăn, đồ uống, y phục, gấm lụa, tràng phan, tiền bạc, vật báu vân vân... cúng dường như thế mãi không thôi.

 

 

Người thiện nữ đó sau khi mãn một thân gái hiện tại, thời đến trăm nghìn muôn kiếp còn không sanh vào cõi nước có người nữ, huống nữa là thọ thân gái! Trừ khi vì lòng từ phát nguyện cần phải thọ thân gái để độ chúng-sanh. Nương nơi phước cúng dường Địa-Tạng Bồ-tát và sức công đức đó, trong trăm nghìn muôn kiếp chẳng còn thọ thân người nữ lại nữa.

 

 

THÂN XINH ĐẸP.   Lại nữa, nầy Phổ-Quảng Bồ-tát! Nếu có người nữ nào chán thân xấu xí và nhiều bịnh tật, đến nơi trước tượng của Ngài Địa-Tạng Bồ-tát chí tâm chiêm ngưỡng đảnh lễ chừng trong khoảng một bữa ăn, người nữ đó trong nghìn vạn kiếp thọ sanh được thân hình tướng mạo xinh đẹp không có bịnh tật.

 

 

Người nữ xấu xí đó nếu không nhàm thân gái, thời trăm nghìn muôn ức đời thường làm con gái nhà Vua cho đến làm Vương Phi, dòng dõi nhà quan lớn cùng con gái các vị đại Trưởng Giả, tướng mạo đoan trang

xinh đẹp. Do vì có lòng chí thành chiêm ngưỡng đảnh lễ hình tượng của

Ngài Địa-Tạng Bồ-tát mà đặng phước như thế.

 

 

QUỈ THẦN HỘ VỆ. Lại nữa, nầy Phổ-Quảng! Như có người thiện

nam, người thiện nữ nào có thể đối trước tượng của Địa-Tạng Bồ-tát mà trổi các thứ kỹ nhạc, ngâm ca khen ngợi, dùng hương hoa cúng dường,

cho đến khuyến hóa được một người hay nhiều người.

 

 

Những hạng người đó ở trong đời hiện tại cùng thuở vị lai sau, thường được trăm nghìn vị Quỉ Thần ngày đêm theo hộ vệ còn không cho những việc hung dữ đến tai người đó, huống là để cho người đó phải chịu các tai vạ bất ngờ!

 

 

KHINH CHÊ MẮC TỘI.  Lại nữa, nầy Phổ-Quảng Bồ-tát! Trong đời sau, như có người ác và ác thần, ác quỉ nào thấy kẻ thiện nam, người thiện nữ quy y cung kính, cúng dường ngợi khen chiêm ngưỡng đảnh lễ hình tượng của Ngài Địa-Tạng Bồ-tát, mà vọng sanh khinh chê là không có công đức cùng không có sự lợi ích, hoặc nhăn răng ra cười, hoặc chê sau lưng hay chê trước mặt, hoặc khuyên bảo người khác cùng chê,

hoặc khuyên bảo một người cùng chê hay nhiều người cùng chê, cho

đến sanh lòng chê bai trong chừng một niệm.

 

 

Thời những kẻ như thế đến sau khi một nghìn đức Phật trong hiện kiếp nhập diệt cả, bị tội báo khinh chê nên còn ở trong địa ngục A Tỳ chịu tội khổ rất nặng.

 

 

Qua khỏi hiện kiếp nầy mới được thọ thân ngạ quỉ, rồi mãi đến một nghìn kiếp sau mới thọ thân súc sanh, lại phải trải qua đến một nghìn kiếp nữa mới đặng sanh làm người.

 

 

Dầu được làm người nhưng ở vào hạng bần cùng hèn hạ tật nguyền thiếu sứt, hay bị những nghiệp ác ràng buộc vào thân, không bao lâu phải sa đọa vào ác đạo nữa.

 

 

Nầy Phổ-Quảng! Khinh chê người khác cúng dường mà còn mắc phải tội báo xấu như thế, huống nữa là tự sanh ác kiến mà khinh chê phá diệt!

 

 

TIÊU TỘI CHƯỚNG.       Lại nữa, nầy Phổ-Quảng Bồ-tát! Trong đời sau, như có người nam, người nữ nào đau nằm liệt mãi trên giường gối, cầu

sống hay muốn chết cũng đều không được. Hoặc đêm nằm chiêm bao thấy Quỉ dữ cho đến kẻ thân thích trong nhà, hoặc thấy đi trên đường nguy hiểm hoặc bị bóng đè, hoặc với Quỉ thần cùng đi.

 

 

Trải qua nhiều tháng, nhiều năm, đến đỗi thành bịnh lao, bịnh bại. Trong giấc ngủ kêu ráo thê thảm sầu khổ. Đây đều bị nơi nghiệp đạo luận đối chưa quyết định là khinh hay trọng, nên hoặc là khó chết, hoặc là khó lành.

 

 

Mắt phàm tục của kẻ nam, người nữ không thể biện rõ được việc đó, chỉ

phải nên đối trước tượng của chư Phật Bồ-tát, to tiếng mà đọc tụng

Kinh nầy một biến.

 

 

Hoặc lấy những món vật riêng của người bịnh thường ưa tiếc, như y phục, đồ quí báu, nhà cửa ruộng vườn vân vân… đối trước người bịnh cất tiếng lớn mà xướng lên rằng:

 

 

Chúng tôi tên đó họ đó, nay vì người bịnh nầy đối trước Kinh tượng đem những của vật nầy hoặc cúng dường Kinh tượng, hoặc tạo hình tượng của Phật Bồ-tát, hoặc xây dựng chùa tháp, hoặc sắm đèn dầu thắp cúng, hoặc cúng vào của thường trụ.

 

 

Xướng lên như vậy ba lần để cho người bịnh được nghe biết. Giả sử như thần thức của người bịnh đã phân tán đến hơi thở đã dứt, thời hoặc một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày cho đến bảy ngày, cứ lớn tiếng xướng bạch như trên và lớn tiếng tụng Kinh nầy.

 

 

Sau khi người bịnh đó mạng chung thời dầu cho từ trước có tội vạ nặng, nhẫn đến năm tội vô gián, cũng được thoát khỏi hẳn, thọ sanh vào đâu cũng thường nhớ biết việc đời trước.

 

 

Huống nữa là người thiện nam, người thiện nữ nào tự mình biên chép Kinh nầy, hoặc bảo người biên chép, hoặc tự mình đắp vẽ hình tượng của Bồ-tát, cho đến bảo người khác vẽ đắp, người đó khi thọ quả báo chắc đặng nhiều lợi lớn.

 

 

Nầy Phổ-Quảng Bồ-tát! Vì thế [nên, nếu ông thấy có người nào đọc] tụng Kinh nầy, cho đến chỉ trong một niệm ngợi khen Kinh nầy, hoặc là có lòng cung kính đối với Kinh, thời ông cần phải dùng trăm nghìn phương chước khuyến hóa người đó, phát lòng siêng năng chớ đừng

thối thất, thời có thể được trăm nghìn muôn ức công đức không thể nghĩ

n ở hiện tại và vị lai.

 

 

SIÊU ĐỘ VONG LINH.   Lại nữa, nầy Phổ-Quảng Bồ-tát! Như những chúng-sanh đời sau, hoặc trong giấc ngủ, hoặc trong chiêm bao thấy các hạng Quỉ, Thần nhẫn đến các hình lạ, rồi hoặc buồn bã, hoặc khóc lóc, hoặc rầu rĩ, hoặc than thở, hoặc hãi hùng, hoặc sợ sệt.

 

 

Đó đều là vì hoặc cha mẹ, con em, hoặc chồng vợ, quyến thuộc trong một đời, mười đời, hay trăm đời nghìn đời về thuở quá khứ bị đọa lạc vào ác đạo chưa được ra khỏi, không biết trông mong vào phước lực nơi nào để cứu vớt nỗi khổ não, nên mới về mách bảo với người có tình cốt nhục trong đời trước cầu mong làm phương-tiện gì để hầu được thoát khỏi ác đạo.

 

 

Nầy Phổ-Quảng [Bồ-tát]! Ông nên dùng sức oai thần, khiến hàng quyến thuộc đó đối trước hình tượng của chư Phật, chư Bồ-tát chí tâm tự đọc Kinh nầy, hoặc thỉnh người khác đọc đủ số ba biến hoặc đến bảy biến.

 

 

Như vậy kẻ quyến thuộc đương mắc trong ác đạo kia, khi tiếng tụng Kinh đủ số mấy biến đó xong sẽ đặng giải thoát, cho đến trong khi mê ngủ không còn thấy hiện về nữa.

 

 

KHỎI NÔ LỆ.            Lại này nữa Phổ-Quảng [Bồ-tát]! Như đời sau nầy có những hạng người hạ tiện, hoặc tớ trai, hoặc tớ gái nhẫn đến những kẻ không được quyền tự do, rõ biết là do tội nghiệp đời trước gây ra cần phải sám hối đó, thời nên chí tâm chiêm ngưỡng đảnh lễ hình tượng của Ngài Địa-Tạng Bồ-tát.                          Rồi trong bảy ngày niệm danh hiệu của Ngài

Địa-Tạng Bồ-tát đủ một muôn biến.

 

 

Những người trên đó sau khi mãn báo thân hạ tiện ở hiện đời, trong nghìn muôn đời về sau thường sanh vào bực tôn quí, trọn không bao giờ còn phải sa đọa vào ba đường ác khổ nữa.

 

 

SANH CON DỄ NUÔI.     Lại vầy nữa, nầy Phổ-Quảng Bồ-tát! Về trong thuở sau nầy, nơi cõi Diêm-Phù-Đề, trong hàng Sát Đế Lợi, Bà La Môn, Trưởng Giả, Cư Sĩ, tất cả các hạng người, và những dân tộc dòng họ khác, như có người nào mới sanh đẻ hoặc con trai hoặc con gái, nội trong bảy ngày, sớm vì đứa trẻ mới sanh ra đó mà tụng Kinh điển

không thể nghĩ bàn nầy, lại vì đứa trẻ mà niệm danh hiệu của Ngài Địa- Tạng Bồ-tát đủ một muôn biến.

 

 

Được như vậy thời đứa trẻ hoặc trai hay là gái mới sinh ra đó, nếu đời trước nó có gây lấy tội vạ chi cũng đặng thoát khỏi cả, nó sẽ an ổn vui vẻ dễ nuôi, lại thêm được sống lâu.

 

 

Còn như nó là đứa nương nơi phước lực mà thọ sanh, thời đời nó càng

được an vui cùng sống lâu hơn.

 

 

NGÀY THẬP TRAI TỤNG KINH ĐƯỢC PHƯỚC. Lại vầy nữa, nầy Phổ-Quảng [Bồ-tát]! Trong mỗi tháng những ngày: Mùng một, mùng tám, mười bốn, rằm, mười tám, hăm ba, hăm bốn, hăm tám, hăm chín và ba mươi, mười ngày trên đây là ngày mà các nghiệp tội kết nhóm lại để định là nặng hay nhẹ.

 

 

Tt cả những cử chỉ động niệm của chúng-sanh trong cõi Nam Diêm- Phù-Đề không có điều gì chẳng phải là tội lỗi, huống nữa là những kẻ buông lung giết hại, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, trăm điều tội lỗi.

 

 

Về đời sau, nếu có chúng-sanh nào trong mười ngày trai kể trên đây, mà có thể đối trước hình tượng của chư Phật, Bồ-tát, Hiền, Thánh để đọc tụng Kinh nầy một biến, thời chung quanh chỗ người đó ở bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, trong khoảng một trăm do tuần không có xảy ra những việc tai nạn.

 

 

Còn chính nhà của người đó ở, tất cả mọi người hoặc già hoặc trẻ về

hiện tại và vị lai đến trăm nghìn năm xa khỏi hẳn các ác đạo.

 

 

Trong mười ngày trai trên đây nếu có thể mỗi ngày tụng một biến Kinh nầy, thời trong đời hiện tại hay làm cho người trong nhà không phải mắc phải bịnh tật bất ngờ, đồ ăn mặc dư dật.

 

 

Nầy Phổ-Quảng [Bồ-tát]! Vì thế nên biết rằng ngài Địa-Tạng Bồ-tát có bất khả thuyết trăm nghìn muôn ức những sự oai thần lực lớn nhiều lợi ích cho chúng-sanh như thế.

 

 

Chúng-sanh trong cõi Diêm-Phù-Đề nầy có nhơn duyên lớn với ngài Địa-Tạng Đại-sĩ. Những chúng-sanh đó hoặc được nghe danh hiệu của Địa-Tạng Bồ-tát, hoặc được thấy hình tượng của Địa-Tạng Bồ-tát, cho

đến nghe chừng ba chữ hay năm chữ trong Kinh nầy, hoặc một bài kệ hay một câu, thời những người đó hưởng sự an vui lạ thường trong đời hiện tại, trăm nghìn muôn đời về vị lai thường được thác sanh vào nhà tôn quí, thân hình xinh đẹp.

 

 

DANH HIỆU CỦA KINH.  Khi nghe đức Phật Như-Lai tuyên bày ngợi khen ngài Địa-Tạng Đại-Sĩ xong, ngài Phổ-Quảng Bồ-tát liền quỳ xuống chắp tay mà bạch cùng đức Phật rằng:

 

 

"Bạch đức Thế-Tôn! Từ lâu con đã rõ biết vị Đại-Sĩ nầy có thần lực cùng đại nguyện lực không thể nghĩ bàn như thế rồi, song nay vì muốn những chúng-sanh trong đời sau nầy rõ biết các sự lợi ích đó, nên con mới bạch hỏi cùng đức Như-Lai.

 

 

Vâng! Con xin cung kính tin nhận lời Phật dạy.

 

 

Bch đức Thế-Tôn! Kinh nầy đặt tên là gì và định cho con lưu bố thế

nào?"

 

 

Đức Phật bảo Ngài Phổ-Quảng: "Kinh nầy có ba danh hiệu: Một là "Địa-Tạng Bồ-tát Bổn Nguyện Kinh", cũng gọi là "Địa-Tạng Bổn Hạnh Kinh" đây là tên thứ hai, cũng gọi là "Địa-Tạng Bổn Thệ Lực Kinh" đây là tên thứ ba.

 

 

Do vì Ngài Địa-Tạng Bồ-tát từ thuở kiếp lâu xa đến nay phát nguyện rộng lớn làm lợi ích cho chúng-sanh, cho nên các ông phải đúng theo tâm nguyện mà lưu hành truyền bá Kinh nầy".

 

 

Nghe đức Phật dạy xong, Ngài Phổ-Quảng Bồ-tát tin chịu, chắp tay cung kính lễ Phật lui ra.

 

 

 

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN LỢI ÍCH CẢ KẺ CÒN NGƯỜI MẤT PHẨM THỨ BẢY

 

 

KHUYÊN TU THÁNH ĐẠO. Lúc đó ngài Địa-Tạng đại Bồ-tát bạch cùng đức Phật rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Con xem xét chúng-sanh trong cõi Diêm Phù sanh tâm động niệm không chi là chẳng phải tội.

Nếu gặp những việc về pháp sự lợi lành phần nhiều thối thất tâm tốt ban đầu. Còn hoặc khi gặp duyên sự bạo ác chẳng lành lại lần lần thêm lớn. Những hạng người trên đó như kẻ mang đá nặng đi trong bùn lầy, càng nặng thêm lần, càng khốn đốn thêm lần, chân đạp lún lút sâu.

 

 

Những người đó hoặc gặp hàng Thiện-tri-thức đội giùm đá bớt cho,

hoặc là đội giùm hết cả, vì hàng Thiện-tri-thức đó có sức rất khỏe mạnh, lại dìu đỡ người ấy khuyên gắng làm cho người ấy mạnh chơn lên.

 

 

Nếu khi ra khỏi bùn lầy đến chỗ đất bằng phẳng rồi, thời cần phải xét nghĩ đến con đường hiểm xấu ấy, đừng có đi vào đó nữa.

 

 

Bch đức Thế-Tôn! Những chúng-sanh quen theo thói ác, bắt đầu từ

mảy mún rồi lần đến nhiều vô lượng.

 

 

Đến khi những chúng-sanh quen theo thói chẳng lành ấy sắp sửa mạng chung, thời cha mẹ cùng thân quyến vì người đó mà tu tạo phước lành để giúp tiền đồ cho người đó.

 

 

Hoặc treo phan lọng và thắp đèn dầu, hoặc chuyển đọc Tôn Kinh, hoặc cúng dường tượng Phật cùng hình tượng của các vị Thánh, cho đến niệm danh hiệu của Phật và Bồ-tát cùng Bích Chi Phật, làm cho một danh một hiệu thấu vào lỗ tai của người sắp mạng chung, hoặc là ở nơi bổn thức nghe biết.

 

 

Cứ theo nghiệp ác của người đó đã gây tạo, suy tính đến quả báo, thời đáng lẽ người đó phải bị đọa vào ác đạo, song nhờ thân quyến vì người đó mà tu nhơn duyên Thánh đạo, cho nên các điều tội ác của người đó thảy đều tiêu sạch.

 

 

Như sau khi người đã chết, lại có thể trong bốn mươi chín ngày vì người ấy mà tu tạo nhiều phước lành, thời có thể làm cho người chết đó khỏi hẳn chốn ác đạo, được sanh lên cõi Trời hoặc trong loài người hưởng

lấy nhiều sự rất vui sướng, mà kẻ thân quyến hiện tại đó cũng được vô lượng điều lợi ích.

 

 

Vì lẽ trên đó nên nay con đối trước đức Phật Thế Tôn cùng với hàng Trời, Rồng, tám bộ chúng, người với phi nhơn vân vân... mà có lời khuyên bảo những chúng-sanh trong cõi Diêm-Phù-Đề, ngày lâm chung,

kẻ thân thuộc phải cẩn thận chớ có giết hại và chớ gây tạo nghiệp duyên chẳng lành, cũng đừng tế lễ Quỉ, Thần, cầu cúng ma quái.

 

 

Vì sao thế? Vì việc giết hại cho đến tế lễ đó, không có một mảy mún chi lợi ích cho người chết cả, chỉ có kết thêm tội duyên của người đó làm cho càng thêm sâu nặng hơn thôi.

 

 

Giả sử người chết đó hoặc là đời trước hay đời hiện tại vừa rồi, đã chứng đặng phần Thánh quả, sẽ sanh vào cõi Trời, cõi người, nhưng bị vì lúc lâm chung, hàng thân thuộc gây tạo những nghiệp nhơn không lành, cũng làm cho người chết đó mắc lấy ương lụy phải đối biện, chậm sanh vào chốn lành.

 

 

Huống gì là người kia chết, lúc sanh tiền chưa từng làm được chút phước lành, đều theo ác nghiệp của họ đã gây tạo mà tự phải bị sa đọa vào ác đạo.

Hàng thân thuộc nỡ nào lại làm cho tội nghiệp của người ấy nặng thêm! Cũng ví như, có người từ xứ xa đến, tuyệt lương thực đã ba ngày, đồ vật

ca người đó mang vác nặng hơn trăm cân, bỗng gặp kẻ lân cận lại gởi

một ít đồ vật nữa, vì vậy mà người xứ xa đó càng phải khốn khổ nặng nề thêm.

 

 

Bch đức Thế-Tôn! Con xem xét những chúng-sanh trong cõi Diêm-

Phù-Đề, ở nơi trong giáo pháp của Phật, nếu có thể làm việc phước lành cho đến chừng bằng sợi lông, giọt nước, bằng một hột cát, một mảy bụi nhỏ, thời tất cả chúng-sanh đó đều tự mình được lợi ích cả.

 

 

TRƯNG GIẢ BẠCH HỎI.  Khi Ngài Địa-Tạng nói lời đó như thế

xong, trong pháp hội có một vị Trưởng Giả tên là Đại-biện.

 

 

Ông Trưởng Giả nầy từ lâu đã chứng quả vô sanh, hiện thân Trưởng Giả để hóa độ chúng-sanh trong mười phương, ông chắp tay cung kính mà thưa hỏi ngài Địa-Tạng Bồ-tát rằng:

 

 

"Thưa Đại-sĩ! Trong cõi Nam Diêm-Phù-Đề có chúng-sanh nào sau khi mạng chung, mà hàng quyến thuộc hoặc kẻ lớn người nhỏ, vì người chết đó mà tu các công đức, cho đến thiết trai cúng dường, làm những phước

lành, thời người chết đó, có đặng lợi ích lớn cùng đặng giải thoát chăng?"

 

 

KẺ CÒN, NGƯỜI MẤT ĐỀU ĐƯỢC LỢI. Ngài Địa-Tạng Bồ-tát đáp rằng: "Nầy ông Trưởng Giả! Nay tôi vì tất cả chúng-sanh trong hiện tại nầy cùng thuở vị lai sau, nương nơi oai thần của đức Phật mà nói lược về việc đó.

 

 

Nầy ông Trưởng Giả! Những chúng-sanh ở hiện tại hay vị lai, lúc sắp mạng chung mà nghe đặng danh hiệu của một đức Phật, danh hiệu của một vị Bồ-tát hay danh hiệu của một vị Bích Chi Phật, thời không luận là có tội cùng không tội đều được giải thoát cả.

 

 

Như có người nam cùng người nữ nào lúc sanh tiền không tu tạo phước lành mà lại gây lấy những tội ác, sau khi người nầy mạng chung, hàng thân quyến kẻ lớn người nhỏ vì người chết mà tu tạo phước lợi làm tất cả việc về Thánh đạo, thời trong bảy phần công đức người chết nhờ đặng một phần, còn sáu phần công đức thuộc về người thân quyến hiện lo tu tạo đó.

 

 

Bởi vì cớ trên đây, nên những người thiện nam cùng thiện nữ ở hiện tại và vị lai, nghe lời nói vừa rồi đó nên cố gắng mà tu hành thời đặng hưởng trọn phần công đức.

 

 

Con Quỉ dữ vô thường kia không hẹn mà đến, thần hồn vơ vẩn mịt mờ chưa rõ là tội hay phước, trong bốn mươi chín ngày như ngây như điếc, hoặc ở tại các ty sở để biện luận về nghiệp quả, khi thẩm định xong thời cứ y theo nghiệp mà thọ lấy quả báo.

 

 

KHI ĐỌA VÀO CÁC ĐẠO.                                  Thần hồn người chết đó khi chưa được thọ sanh, ở trong bốn mươi chín ngày luôn luôn trông ngóng hàng cốt nhục thân quyến tu tạo phước lành để cứu vớt cho.  Qua khỏi bốn mươi chín ngày thời cứ theo nghiệp mà thọ lấy quả báo. Người chết đó nếu là kẻ có tội, thời trải qua trong trăm nghìn năm không có ngày nào được thoát khỏi. Còn nếu là kẻ phạm năm tội vô-gián (tội trọng), thời phải

đọa vào đại địa-ngục chịu mãi những sự đau khổ trong nghìn kiếp, muôn kiếp.

Li vầy nữa, nầy ông Trưởng Giả! Sau khi những chúng-sanh gây phạm tội nghiệp như thế mạng chung, hàng cốt nhục thân quyến có làm chay để giúp thêm phước lành cho người chết đó.

 

 

Thời khi sắm sửa chưa rồi cùng trong lúc đương làm chớ có đem nước gạo, lá rau vân vân... đổ vãi ra nơi đất, cho đến các thứ đồ ăn chưa dưng cúng cho Phật cùng Tăng thời chẳng được ăn trước.

 

 

Nếu như ăn trái phép và không được tinh sạch kỹ lưỡng, thời người chết đó trọn không được mảy phước nào.

 

 

Nếu có kẻ thế kỹ lưỡng, giữ gìn tinh sạch đêm dâng cúng cho Phật cùng

Tăng, thời trong bảy phần công đức, người chết hưởng được một phần.

 

 

Nầy ông Trưởng Giả! Vì thế nên những chúng-sanh trong cõi Diêm Phù, sau khi cha mẹ hay người thân quyến chết, nếu có thể làm chay cúng dường, chí tâm cầu khẩn thời những người như thế, kẻ còn người mất đều đặng lợi ích cả".

 

 

Lúc Ngài Địa-Tạng nói lời nầy, tại cung trời Đao Lợi có số nghìn muôn

ức na do tha Quỉ Thần cõi Diêm-Phù-Đề, đều phát tâm Bồ-Đề vô lượng.

 

 

Ông Trưởng Giả Đại-biện vui mừng vâng lời dạy, làm lễ mà lui ra.

 

 

 

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN CÁC VUA DIÊM-LA KHEN NGỢI PHẨM THỨ TÁM

 

 

DIÊM-LA VƯƠNG CÙNG QUỈ VƯƠNG VÂN TẬP. Lúc đó trong dãy núi Thiết Vi có vô lượng vị Quỉ-Vương cùng với Vua Diêm-La đồng lên cung Trời Đao Lợi đến chỗ của đức Phật.

 

 

Các vị Quỉ-Vương đó tên là:

Ác Độc Quỉ-Vương, Đa Ác Độc Quỉ-Vương, Đại Tránh Quỉ-Vương, Bạch Hổ Quỉ-Vương, Huyết Hổ Quỉ-Vương,

Xích Hổ Quỉ-Vương, Tán Ương Quỉ-Vương, Phi Thân Quỉ-Vương, Điển

Quang Quỉ-Vương, Lang Nha Quỉ-Vương, Đạm Thú Quỉ-Vương, Phụ

Thạch Quỉ-Vương,

Chủ Hao Quỉ-Vương, Chủ Họa Quỉ-Vương, Chủ Phước Quỉ-Vương, Chủ Thực Quỉ-Vương, Chủ Tài Quỉ-Vương, Chủ Súc Quỉ-Vương,

Chủ Cầm Quỉ-Vương, Chủ Thú Quỉ-Vương, Chủ Mị Quỉ-Vương, Chủ Sản Quỉ-Vương, Chủ Mạng Quỉ-Vương, Chủ Tật Quỉ-Vương, Chủ Hiểm Quỉ-Vương,

Tam Mục Quỉ-Vương, Tứ Mục Quỉ-Vương, Ngũ Mục Quỉ-Vương, Kỳ Lợi Thất Vương, Đại Kỳ Lợi Thất Vương,

Kỳ Lợi Xoa Vương, Đại Kỳ Lợi Xoa Vương, A Na Tra Vương, Đại A Na Tra Vương.

 

 

Những vị Đại Quỉ-Vương như thế vân vân... mỗi vị cùng với trăm nghìn Tiểu Quỉ-Vương, cả thảy ở trong cõi Diêm-Phù-Đề, đều có chức trách, đều có phần chủ trị.

 

 

Các vị Quỉ-Vương đó cùng với Vua Diêm-La nương sức oai thần của đức Phật, và oai lực của ngài Địa-Tạng đại Bồ-tát, đồng lên đến cung Trời Đao Lợi đứng qua một phía.

 

 

VUA DIÊM-LA BẠCH PHẬT. Bấy giờ Vua Diêm-La quì gối chắp tay bạch cùng đức Phật rằng:

 

 

"Bạch đức Thế-Tôn! Nay chúng con cùng các vị Quỉ-Vương nương sức oai thần của đức Phật và oai lực của ngài Địa-Tạng Bồ-tát mới được lên đến đại hội nơi cung trời Đao Lợi nầy, mà cũng là vì chúng con đặng phước lành vậy.

 

 

Nay chúng con có chút việc nghi ngờ, dám bạch hỏi đức Thế-Tôn, cúi xin đức Thế-Tôn từ bi vì chúng con mà chỉ dạy cho".

 

 

Đức Phật bảo Vua Diêm-La rằng: "Cho phép ông hỏi, Ta sẽ vì ông mà dạy rõ".

 

 

By giờ, Vua Diêm-La chiêm ngưỡng đảnh lễ đức Thế-Tôn và ngó ngoái lại Ngài Địa-Tạng Bồ-tát, rồi bạch cùng đức Phật rằng:

 

 

"Con xem xét Ngài Địa-Tạng Bồ-tát ở trong sáu đường dùng trăm nghìn phương chước để cứu độ những chúng-sanh mắc phải tội khổ, Ngài không từ mệt nhọc.

Ngài Địa-Tạng Bồ-tát đây có những sự thần thông không thể nghĩ bàn được như thế, nhưng sao hàng chúng-sanh vừa đặng thoát khỏi tội báo, không bao lâu lại phải bị đọa vào ác đạo nữa?

 

 

Bch đức Thế-Tôn! Ngài Địa-Tạng Bồ-tát đã có thần lực chẳng thể nghĩ bàn như thế, nhưng tại vì cớ sao hàng chúng-sanh chẳng chịu nương về đường lành để được giải thoát mãi mãi? Cúi xin đức Thế-Tôn dạy rõ việc đó cho chúng con".

 

 

PHẬT GIẢNG SỞ NHƠN.         Đức Phật bảo Vua Diêm-La rằng: "Chúng- sanh trong cõi Nam Diêm-Phù-Đề tánh tình cứng cỏi khó dạy, khó sửa. Ngài Địa-Tạng đại Bồ-tát đây trong trăm nghìn kiếp đã từng cứu vớt những chúng-sanh đó làm cho sớm được giải thoát.

 

 

Những người bị tội báo cho đến bị đọa vào đường ác lớn, Ngài Địa-Tạng

B-tát dùng sức phương-tiện nhổ sạch cội gốc nghiệp duyên, mà làm cho chúng-sanh đó nhớ biết những công việc ở đời trước.

 

 

Ti vì chúng-sanh trong cõi Diêm-Phù-Đề kết nghiệp dữ, phạm tội nặng, nên vừa ra khỏi ác đạo, rồi trở vào lại, làm nhọc cho ngài Địa-Tạng Bồ- tát phải trải qua nhiều số kiếp lo lắng để cứu độ chúng nó.

 

 

Ví như có người quên mất nhà mình, đi lạc vào con đường hiểm, trong con đường hiểm đó có rất nhiều thứ quỉ Dạ Xoa, cùng hùm sói, sư tử, rắn độc, bò cạp.                            Người quên đường đó ở trong đường hiểm chừng giây lát nữa sẽ bị hại.

 

 

Có một vị tri thức hiểu nhiều pháp thuật lạ, có thể trừ sự độc hại đó,

cho nên có thể trừ quỉ Dạ Xoa, các loài ác độc vân vân... chợt gặp người quên lạc kia đương muốn đi thẳng vào con đường hiểm nạn, bèn vội bảo rằng:

 

 

"Ô hay! Nầy ông kia! Có duyên sự gì mà vào con đường hiểm nạn nầy? Ông có pháp thuật lạ gì có thể ngăn trừ các sự độc hại chăng?"

 

 

Người lạc đường đó, bỗng nghe lời hỏi trên mới rõ là đường hiểm nạn, bèn liền lui trở lại muốn ra khỏi đường hiểm nạn đó.

Vị Thiện-tri-thức ấy nắm tay dìu dắt, dẫn người lạc lối đó ra ngoài đường hiểm nạn, khỏi các sự độc hại đến nơi con đường tốt, làm cho được an ổn rồi bảo rằng:

 

 

"Nầy người lạc đường! Từ nay về sau chớ có đi vào con đường hiểm nạn đó nữa, ai mà vào con đường hiểm đó ắt khó ra khỏi đặng, lại còn phải bị tổn tánh mạng".

 

 

Người lạc đường đó cũng sanh lòng cảm trọng. Lúc từ biệt nhau, vị tri thức lại dặn thêm:

 

 

"Nếu ông có gặp kẻ quen người thân cùng những người đi đường hoặc trai hay gái, thời ông bảo cho họ biết con đường đó có rất nhiều sự độc hại, vào đó ắt phải tổn tánh mạng, chớ để cho những người ấy tự vào chỗ chết!".

 

 

Vì thế nên ngài Địa-Tạng Bồ-tát đủ đức từ bi lớn, cứu vớt chúng-sanh mắc tội khổ, muốn cho chúng nó sanh lên cõi trời cõi người để hưởng lấy sự vui sướng tốt đẹp.

 

 

Những chúng-sanh tội khổ đó rõ biết sự khổ trong con đường ác nghiệp rồi, khi đã được ra khỏi, chẳng còn trở vào nữa.

 

 

Như người quên đường kia lạc vào đường hiểm, gặp vị Thiện-tri-thức dẫn dắt cho ra khỏi không bao giờ còn lạc vào nữa.

 

 

Gặp gỡ người khác lại bảo chớ vào đường ấy, tự nói rằng mình là quên đường nên đi lạc vào đó, nay đặng thoát khỏi rồi, trọn hẳn không còn trở vào đường đó nữa.

 

 

Nếu còn đi vào con đường ấy nữa, thời là còn mê lầm không biết đó là con đường hiểm nạn mà mình đã từng sa lạc rồi, hoặc đến nỗi phải mất mạng.

 

 

Như chúng-sanh bị đọa vào chốn ác đạo, ngài Địa-Tạng Bồ-tát dùng sức phương-tiện cứu vớt cho được thoát khỏi, sanh vào cõi trời rồi cũng vẫn trở vào ác đạo nữa.

 

 

Nếu chúng-sanh đó kết nghiệp ác quá nặng, thời ở mãi chốn địa ngục không lúc nào được thoát khỏi.

 

QUỈ VƯƠNG BÀY THIỆN NGUYỆN.       Bấy giờ Ác Độc Quỉ-Vương chắp tay cung kính bạch cùng đức Phật rằng:

 

 

"Bạch đức Thế-Tôn! Chúng con là hàng Quỉ-Vương số đông vô lượng, ở trong cõi Diêm-Phù-Đề, hoặc có vị làm lợi ích cho người, hoặc có vị làm tổn hại cho người, mỗi mỗi đều không đồng nhau.

 

 

Nhưng vì nghiệp báo khiến quyến thuộc chúng con đi qua thế-giới, ác nhiều lành ít.

 

 

Đi qua sân nhà người, hoặc thành ấp, xóm làng, trại vườn, buồng nhà, trong đó như có người trai kẻ gái nào tu được chút phước lành bằng mảy lông sợi tóc, cho đến treo một lá phan, một bảo cái, chút hương, chút hoa cúng dường tượng Phật cùng tượng Bồ-tát, hoặc đọc tụng Tôn Kinh, đốt hương cúng dường một bài kệ, một câu Kinh vân vân...

 

 

Hàng Quỉ-Vương chúng con cung kính làm lễ người đó như kính lễ các

đức Phật thuở quá khứ, đương hiện tại cùng lúc vị lai.

 

 

Chúng con truyền các hàng Tiểu quỉ có oai lực lớn, và kẻ có phần chức trách về cuộc đất đai đó, đều phải hộ trợ giữ gìn, còn chẳng cho việc dữ cùng sự tai nạn bất kỳ, bịnh tật hiểm nghèo thình lình, cho đến những việc không vừa ý đến gần chỗ của các nhà đó, huống là để vào cửa!"

 

 

Đức Phật khen Quỉ-Vương rằng: "Hay thay! Tốt thay! Các ông cùng với Vua Diêm-La có thể ủng hộ kẻ thiện nam, người thiện nữ như thế! Ta cũng truyền cho các vị trời Phạm Vương, Đế Thích hộ vệ các ông".

 

 

CHỦ MẠNG TRÌNH THƯA.    Khi đức Phật nói lời ấy xong, trong pháp hội có một vị Quỉ-Vương tên là Chủ Mạng bạch cùng đức Phật rằng:

 

 

"Bạch đức Thế-Tôn! Bổn nghiệp duyên của con là cai quản về tuổi thọ của người trong cõi Diêm-Phù-Đề, khi sanh khi tử con đều coi biết đó, cứ theo nơi bổn nguyện của con thời có lợi ích rất lớn cho mọi người.

 

 

Nhưng tại vì chúng-sanh không hiểu ý của con nên đến đổi khi sanh khi tử đều không được an ổn. Tại làm sao thế?

KHI SANH NỞ NÊN LÀM LÀNH KIÊNG ÁC. Người trong cõi Diêm- Phù-Đề lúc mới sanh, không luận là con trai hay con gái, khi sắp sanh

ra phải nên làm việc phước lành thêm sự lợi ích cho nhà cửa, thời Thổ Địa vui mừng không xiết, ủng hộ cả mẹ lẫn con đều đặng nhiều sự an vui, hàng thân quyến cũng được phước lợi.

 

 

Hoặc khi đã hạ sanh rồi, nên cẩn thận chớ có giết hại sanh vật để lấy những vị tươi ngon cung cấp cho người sản mẫu ăn, cùng nhóm họp cả hàng quyến thuộc lại để uống rượu ăn thịt, ca xang đờn sáo. Nếu làm những việc trên đó có thể làm cho người mẹ đứa con chẳng đặng an vui.

 

 

Vì sao thế? Vì lúc sanh sản nguy hiểm đó có vô số loài quỉ dữ cùng ma quái tinh mị muốn ăn huyết tanh.

 

 

Nhờ có con sớm đã sai các vị Thần linh xá trạch thổ địa, bảo hộ mẹ con người ấy, làm cho được an vui mà đặng nhiều sự lợi ích.

 

 

Người ấy thấy mình được an ổn, thời đáng lẽ nên làm phước lành để đền đáp công ơn Thổ Địa, mà trái lại giết hại loài sinh vật, hội họp thân quyến, vì lẽ nầy, đã phạm tội lỗi tất phải tự thọ lấy tai vạ, mẹ con đều tổn.

 

 

LÚC CHẾT NÊN TU PHƯỚC.                      Lại người trong cõi Diêm-Phù-Đề đến lúc mạng chung, không luận là người lành hay kẻ dữ, con cũng đều muốn cho họ không bị đọa lạc vào chốn ác đạo.   Huống gì là người lúc sanh tiền biết tu tạo cội phước lành giúp thêm oai lực cho con.

 

 

Trong cõi Diêm-Phù-Đề, những người làm lành đến lúc mạng chung cũng còn có trăm nghìn quỉ thần ác đạo hoặc biến ra hình cha mẹ, nhẫn đến hóa làm người thân quyến dắt dẫn thần hồn người chết đi cho đọa lạc vào chốn ác đạo, huống chi là những kẻ lúc sanh tiền đã sẵn tạo nghiệp ác.

 

 

Bch đức Thế-Tôn! Những kẻ nam tử nữ nhơn ở cõi Diêm-Phù-Đề, lúc lâm chung, thời thần thức hôn mê không biện được lẽ lành điều dữ, cho đến mắt cùng tai không còn thấy nghe gì hết.

 

 

Hàng thân quyến của người lâm chung đó, nên phải sắm sửa làm sự

cúng dường lớn, tụng đọc Tôn Kinh, niệm danh hiệu của Phật và Bồ-tát,

tu tạo nhơn duyên phúc lành như thế, có thể cho người chết thoát khỏi chốn ác đạo, các thứ ma, quỉ, ác thần thảy đều phải lui tan cả hết.

 

 

Bch đức Thế-Tôn! Tất cả chúng-sanh lúc lâm chung nếu đặng nghe danh hiệu của một đức Phật, danh hiệu của một Bồ-tát, hoặc một câu, một bài kệ Kinh điển đại thừa, con xem xét thấy hạng người ấy, trừ năm tội Vô-gián cùng tội sát hại, những nghiệp ác nho nhỏ đáng lẽ phải sa vào chốn ác đạo, liền đặng thoát khỏi cả".

 

 

ĐỨC PHẬT CĂN DẶN.    Đức Phật bảo Chủ Mạng Quỉ-Vương rằng: "Ông vì có lòng đại từ nên có thể phát ra lời nguyện lớn ở trong sanh tử cứu hộ chúng-sanh như thế.

 

 

Như về trong đời sau nầy, có kẻ nam người nữ nào đến lúc mạng chung, ông chớ quên lãng lời nguyện trên đó, đều nên làm cho giải thoát mãi mãi được an vui".

 

 

Chủ Mạng Quỉ-Vương bạch cùng đức Phật rằng: "Xin đức Thế-Tôn chớ lo! Trọn đời của con luôn luôn ủng hộ chúng sinh ở cõi Diêm-Phù- Đề, lúc sanh lúc tử đều làm cho được an vui cả.

 

 

Chỉ trông mong các chúng-sanh trong lúc sanh cùng lúc tử, tin theo lời của con đã nói trên thời đều giải thoát đặng lợi ích lớn".

 

 

ĐỨC PHẬT THỌ KÝ CHO CHỦ MẠNG.          Bấy giờ đức Phật bảo Ngài Địa-Tạng Bồ-tát rằng: "Vị đại Quỉ-Vương cai quản về tuổi thọ của mọi người đây đã từng trải qua trăm nghìn đời làm vị Quỉ-Vương, ủng hộ chúng-sanh trong lúc sanh cùng khi tử.

 

 

Đó là bực Bồ-tát Đại-sĩ vì lòng từ bi phát nguyện hiện thân đại Quỉ, chớ

thiệt thời không phải Quỉ.

 

 

Quá một trăm bảy mươi kiếp sau, ông đó sẽ được thành Phật hiệu là Vô Tướng Như-Lai, kiếp đó tên là An Lạc. Cõi nước tên là Tinh Trụ, thọ mạng của đức Phật đó đến số kiếp không thể tính đếm được.

 

 

Nầy Địa-Tạng Bồ-tát! Những sự của vị đại Quỉ-Vương đó không thể nghĩ bàn như thế, hàng Trời cùng người được vị ấy độ thoát cũng đến số không thể hạn lượng".

 

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN XƯNG DANH HIỆU CHƯ PHẬT PHẨM THỨ CHÍN

 

 

Lúc đó Ngài Địa-Tạng Bồ-tát bạch cùng đức Phật rằng: "Bạch đức Thế- Tôn! Nay con vì chúng-sanh trong đời sau mà phô bày sự lợi ích làm

cho trong vòng sanh tử đặng nhiều lợi ích lớn. Cúi xin đức Thế-Tôn cho phép con nói đó".

 

 

Đức Phật bảo ngài Địa-Tạng Bồ-tát rằng: "Nay ông muốn khởi lòng từ bi cứu vớt tất cả chúng-sanh mắc phải tội khổ trong sáu đường, mà diễn nói sự chẳng thể nghĩ bàn, bây giờ chính đã phải lúc, vậy ông nên nói ngay đi.

 

 

Giả sử ông có thể sớm làm xong nguyện đó, Ta dẫu có vào Niết Bàn, cũng không còn phải lo ngại gì đến tất cả chúng-sanh ở hiện tại và vị lai nữa".

 

 

Ngài Địa-Tạng bạch cùng đức Phật rằng:

 

 

"Bạch đức Thế-Tôn! Vô lượng vô số kiếp về thuở quá khứ, có đức Phật ra đời hiệu là Vô Biên Thân Như-Lai.

 

 

Như có người nam người nữ nào nghe danh hiệu của đức Phật đây mà tạm thời sanh lòng cung kính, liền đặng siêu việt tội nặng sanh tử trong bốn mươi kiếp, huống là vẽ đắp hình tượng cúng dường tán thán! Người nầy được vô lượng vô biên phước lợi.

 

 

Li hằng hà sa kiếp về thuở quá khứ, có đức Phật ra đời hiệu là Bửu

Thắng Như-Lai.

 

 

Như có người nam người nữ nào được nghe danh hiệu của đức Phật đây, phát tâm quy y với Phật trong khoảng khảy móng tay, người nầy trọn hẳn không còn thối chuyển nơi đạo vô thượng chánh giác.

 

 

Li về thuở quá khứ, có đức Phật ra đời hiệu là Ba Đầu Ma Thắng Như- Lai.

Như có người nam người nữ nào, nghe đến danh hiệu của đức Phật đây thoát qua lỗ tai, người nầy sẽ được một nghìn lần sanh lên sáu từng trời cõi dục, huống nữa là chí tâm xưng niệm!

 

 

Li bất khả thuyết bất khả thuyết vô số kiếp về thuở quá khứ, có đức

Phật ra đời hiệu là Sư Tử Hống Như-Lai.

 

 

Như có người nam người nữ nào nghe đến danh hiệu của đức Phật đây, mà phát tâm quy y chừng trong một niệm, người nầy sẽ đặng gặp vô lượng các đức Phật xoa đảnh thọ ký cho.

Li về thuở quá khứ, có đức Phật ra đời hiệu là Câu Lưu Tôn Như-Lai. Như có người nam người nữ nào nghe đến danh hiệu của đức Phật đây,

chí tâm chiêm ngưỡng lễ bái, hoặc lại tán thán, người nầy nơi pháp hội

ca một nghìn đức Phật trong hiện kiếp làm vị đại Phạm Vương, đặng

Phật thọ ký đạo vô thượng cho.

Li về thuở quá khứ có đức Phật ra đời hiệu là Tỳ Bà Thi Như-Lai. Như có người nam người nữ nào được nghe danh hiệu của đức Phật

đây, thời mãi không còn sa đọa vào chốn ác đạo, thường được sanh vào chốn trời người, hưởng lấy sự vui thù thắng vi diệu.

 

 

Li vô lượng vô số hằng hà sa kiếp về thuở quá khứ có đức Phật ra đời hiệu là Đa Bửu Như-Lai.

 

 

Như có người nam người nữ nào nghe đến danh hiệu của đức Phật đây, liền khỏi đọa vào ác đạo, thường ở tại cung trời hưởng sự vui thù thắng vi diệu.

 

 

Li về thuở quá khứ có đức Phật ra đời hiệu Bửu Tướng Như-Lai .

 

 

Như có người nam người nữ nào nghe đến danh hiệu của đức Phật đây, sanh lòng cung kính, không bao lâu người ấy sẽ đặng quả A-La-Hán.

 

 

Li vô lượng vô số kiếp về thuở quá khứ có đức Phật ra đời hiệu là Ca

Sa Tràng Như-Lai.

Như có người nam người nữ nào nghe đến danh hiệu của đức Phật đây, thời người nầy sẽ siêu thoát tội sanh tử trong một trăm đại kiếp.

 

 

Li về thuở quá khứ có đức Phật ra đời hiệu là Đại Thông Sơn Vương

Như-Lai.

 

 

Như có người nam người nữ nào nghe đến danh hiệu của đức Phật đây, thời người nầy đặng gặp hằng hà chư Phật nói nhiều pháp mầu cho, đều đặng thành đạo Bồ Đề.

 

 

Li về thuở quá khứ, có đức Tịnh Nguyệt Phật, đức Sơn Vương Phật, đức Trí Thắng Phật, đức Tịnh Danh Vương Phật, đức Trí Thành Tựu Phật, đức Vô Thượng Phật, đức Diệu Thinh Phật, đức Mãn Nguyệt Phật, đức Nguyệt Diện Phật, có bất khả thuyết đức Phật Thế Tôn như thế.

 

 

Tt cả chúng-sanh trong thời hiện tại cùng thuở vị lai: Hoặc là Trời, hoặc là người, hoặc người nam, hoặc người nữ chỉ niệm được danh hiệu của một đức Phật thôi, sẽ được vô lượng công đức, huống nữa là niệm được nhiều danh hiệu.

 

 

Những chúng-sanh đó lúc sanh lúc tử đặng nhiều phước lợi, không còn phải đọa vào ác đạo nữa.

 

 

Như có người nào sắp mạng chung, hàng thân quyến trong nhà nhẫn đến một người vì người bịnh sắp chết đó mà niệm lớn tiếng danh hiệu của một đức Phật, thời người chết đó, trừ năm tội lớn vô gián, các nghiệp báo khác đều tiêu sạch cả.

 

 

Năm tội lớn vô gián kia dầu rất nặng nề đáng lẽ phải trải qua ức kiếp hẳn không ra khỏi đặng quả khổ, nhưng bởi lúc lâm chung, nhờ người khác vì đó mà xưng niệm danh hiệu của Phật cho nên những tội nặng đó cũng lần lần tiêu sạch.

 

 

Huống là chúng-sinh tự mình xưng danh hiệu của chư Phật, người nầy

đặng vô lượng phước lành, trừ diệt vô lượng khổ.

 

 

Kinh Địa Tạng Bồ-tát Bổn Nguyện quyển Trung hết

Bn hạnh Địa Tạng, Thệ nguyện rộng sâu,

Gậy vàng châu sáng độ chúng-sanh, Địa ngục khổ không ngần,

Tinh tấn kiên thành,

Khỏi mắc khổ trầm luân.

 

 

Nam-mô Thường-trụ Thập-phương Pháp (3 lần) Nam-mô Địa-Tạng-Vương Bồ-tát (3 lần)

 

 

 

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN

SO SÁNH NHÂN DUYÊN CÔNG ĐỨC CỦA SỰ BỐ THÍ PHẨM THỨ MƯỜI

 

 

Lúc đó ngài Địa-Tạng Bồ-tát Ma-ha-tát nương oai thần của đức Phật, từ chỗ ngồi đứng dậy, quì gối chắp tay bạch cùng đức Phật rằng:

 

 

"Bạch đức Thế-Tôn! Con xem xét chúng-sanh trong nghiệp đạo, so sánh về sự bố thí có nhẹ có nặng. Có người hưởng phước trong một đời, có người hưởng phước trong mười đời, hoặc đến hưởng phước lợi lớn

trong trăm đời, nghìn đời.

 

 

Những sự ấy tại làm sao thế? Cúi xin đức Thế-Tôn dạy cho".

 

 

By giờ đức Phật bảo Ngài Địa-Tạng Bồ-tát rằng: "Nay ta ở trong toàn thể chúng hội nơi cung trời Đao Lợi nầy, giảng về sự so sánh công đức khinh trọng của việc bố thí ở Diêm-Phù-Đề. Ông phải lóng nghe, Ta sẽ vì ông mà nói!"

 

 

Ngài Địa-Tạng Bồ-tát bạch cùng đức Phật rằng: "Chính con nghi ngờ

về việc ấy. Con xin ưa muốn nghe".

 

 

Đức Phật bảo Ngài Địa-Tạng Bồ-tát rằng: "Trong cõi Nam Diêm-Phù- Đề có các vị Quốc Vương, hàng Tể Phụ quan chức lớn, hàng đại Trưởng giả, hàng đại Sát Đế Lợi, hàng đại Bà La Môn vân vân.

 

 

Nếu gặp kẻ hết sức nghèo túng, nhẫn đến kẻ tật nguyền câm ngọng, kẻ điếc ngây mù quáng, gặp những hạng người thân thể không được vẹn toàn như thế.

 

Lúc các vị Quốc Vương đó vân vân … muốn bố thí, nếu có thể đủ tâm từ bi lớn, lại có lòng vui vẻ tự hạ mình, tự tay mình đem của ra bố thí cho tất cả những kẻ đó, hoặc bảo người khác đem cho, lại dùng lời ôn hòa dịu dàng an ủi.

 

 

Các vị Quốc Vương, Đại Thần đó vân vân... đặng phước lợi bằng phước lợi công đức cúng dường cho một trăm hằng hà sa chư Phật vậy.

 

 

Ti làm sao? Chính bởi vị Quốc Vương đó vân vân... phát tâm đại từ bi đối với kẻ rất mực nghèo cùng và với những người tàn tật kia, cho nên phước lành được hưởng quả báo như thế này, trong trăm nghìn đời thường được đầy đủ những đồ thất bảo, huống là những thứ để thọ dùng như y phục đồ uống ăn vân vân...

 

 

Li vầy nữa, nầy Địa-Tạng Bồ-tát! Trong đời sau, như có vị Quốc Vương cho đến hàng Bà La Môn vân vân... gặp chùa tháp thờ Phật, hoặc hình tượng Phật, cho đến hình tượng Bồ-tát, Thanh Văn hay Bích Chi Phật, đích thân tự sửa sang, cúng dường bố thí.

 

 

Vị Quốc Vương đó, sẽ đặng trong ba kiếp làm vị Trời Đế Thích hưởng sự vui sướng tốt lạ.

 

 

Nếu có thể đem phước lành bố thí đó mà hồi hướng cho tất cả chúng- sanh trong pháp giới, thời vị Quốc Vương đó, trong mười kiếp thường được làm vị Trời Đại Phạm Thiên Vương.

 

 

Li thế nầy nữa, nầy Địa-Tạng Bồ-tát! Trong đời sau, nếu có vị Quốc Vương cho đến hàng Bà La Môn vân vân... gặp chùa tháp của đức Phật thuở trước, hoặc là Kinh điển hay hình tượng bị hư sụp rách rã, liền có thể phát tâm tu bổ lại.

 

 

Vị Quốc Vương đó, hoặc tự mình đích thân lo sửa sang, hoặc khuyến hóa người khác cho đến khuyến hóa trăm nghìn người khác cùng chung bố thí cúng dường để kết duyên lành.

 

 

Vị Quốc Vương đó, trong trăm nghìn đời thường làm vua Chuyển

Luân, còn những người khác chung cùng làm việc bố thí đó, trong trăm nghìn đời thường làm vua nước nhỏ.

Nếu lại ở trước chùa tháp có thể phát tâm đem công đức cúng dường bố

thí đó mà hồi hướng về đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác, được như vậy thời vị Quốc Vương đó cho đến tất cả mọi người đều sẽ thành

Phật cả, bởi quả báo ấy rộng lớn vô lượng vô biên.

 

 

Li vầy nữa, nầy Địa-Tạng Bồ-tát! Trong đời sau, như có vị Quốc Vương hay hàng Bà La Môn, gặp những người già yếu, tật bịnh và kẻ phụ nữ sanh đẻ, nếu trong khoảng chừng một niệm sanh lòng từ lớn đem thuốc men, cơm nước, giường chiếu bố thí, làm cho những kẻ ấy được an vui.

 

 

Phước đức đó rất không thể nghĩ bàn đến được, trong một trăm kiếp thường làm Vua trời Tịnh Cư, trong hai trăm kiếp thường làm Vua sáu từng Trời cõi Dục, không bao giờ còn đọa vào ác đạo, cho đến trong trăm nghìn đời, lỗ tai không hề nghe đến tiếng khổ, rốt ráo sẽ thành Phật.

 

 

Li vầy nữa, nầy Địa-Tạng Bồ-tát! Trong đời sau như có vị Quốc Vương và Bà La Môn, có thể làm những việc bố thí như thế sẽ đặng vô lượng phước lành.

 

 

Nếu lại có thể đem phước đức đó hồi hướng đạo Bồ Đề, thời không luận là nhiều hay ít, rốt ráo sẽ thành Phật cả, huống gì là những quả Trời Phạm Vương, Trời Đế Thích, Vua Chuyển Luân.

 

 

Nầy Địa-Tạng Bồ-tát, vì thế nên khuyến hóa cho tất cả chúng-sanh đều phải học theo như thế.

 

 

Li vầy nữa, nầy Địa-Tạng Bồ-tát! Trong đời sau, như có thiện nam, kẻ thiện nữ nào ở trong Phật Pháp mà gieo trồng chút ít cội phước lành chừng bằng cái lông, sợi tóc, hột cát, mảy bụi, phước lợi của những người đó sẽ hưởng thọ không thể ví dụ thế nào cho được.

 

 

Li vầy nữa, nầy Địa-Tạng Bồ-tát! Trong đời sau, như có kẻ thiện nam cùng người thiện nữ nào gặp hình tượng Phật, hình tượng Bồ-tát, hình tượng Bích Chi Phật, hình tượng vua Chuyển Luân mà bố thí cúng dường, thời đặng vô lượng phước lành, thường sanh ở cõi người, cõi trời hưởng sự vui thù thắng vi diệu.

Như có thể đem công đức hồi hướng cho cả pháp giới chúng-sanh, thời phước lợi của người ấy không thể ví dụ thế nào cho được.

 

 

Li vầy nữa, nầy Địa-Tạng Bồ-tát! Trong đời sau, như kẻ thiện nam người thiện nữ nào gặp Kinh điển đại thừa hoặc nghe thấy một bài kệ, một câu Kinh, rồi phát tâm ân cần trân trọng cung kính ngợi khen, bố thí cúng dường, người ấy được quả báo lớn vô lượng vô biên.

 

 

Nếu có thể đem phước đức hồi hướng cho khắp pháp giới chúng-sanh thời phước lợi nầy không thể ví dụ thế nào cho được.

 

 

Li vầy nữa, nầy Địa-Tạng Bồ-tát! Trong đời sau, như có kẻ thiện nam người thiện nữ nào gặp chùa tháp và Kinh điển đại thừa, nếu là Kinh tháp mới thời bố thí cúng dường, chiêm ngưỡng lễ lạy ngợi khen chắp tay cung kính.

 

 

Nếu gặp Kinh tháp cũ, hoặc hư rách thời sửa sang tu bổ, hoặc riêng mình phát tâm làm, hoặc khuyến người khác cùng đồng phát tâm.

 

 

Những người đồng phát tâm đây, trong ba mươi đời thường làm vua các nước nhỏ. Còn vị đàn-việt chánh đó thường làm vua Chuyển Luân, lại dùng pháp lành mà giáo hóa vua các nước nhỏ.

 

 

Li vầy nữa Địa-Tạng Bồ-tát! Trong đời sau, như có người thiện nam kẻ

thiện nữ nào ở nơi cội phước lành đã gieo trồng trong Phật Pháp, hoặc là bố thí cúng dường, hoặc là tu bổ chùa tháp, hoặc sửa sang Kinh điển,

cho đến chừng bằng một sợi lông, một mảy bụi, một hột cát, một giọt nước.

 

 

Những sự lành như thế không luận là nhiều ít, chỉ có thể đem hồi hướng cho khắp pháp giới chúng-sanh, thời công đức của người đó trong trăm nghìn đời thường hưởng thọ sự vui thượng diệu.

 

 

Còn như chỉ hồi hướng cho thân quyến trong nhà hoặc tự mình được lợi ích thôi, như thế thời sẽ hưởng quả vui trong ba đời, cứ làm một phần

sự lành, thời được hưởng báo tốt một muôn lần trội hơn.

 

 

Nầy Địa-Tạng Bồ-tát! Những nhơn duyên công đức về sự bố thí như thế đó.

 

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN

ĐỊA THẦN HỘ PHÁP PHẨM THỨ MƯỜI MỘT

 

 

Lúc đó vị Kiên Lao Địa Thần bạch cùng Đức Phật rằng: "Bạch đức

Thế-Tôn! Từ trước đến nay, con từng chiêm ngưỡng đảnh lễ vô lượng vị đại Bồ-tát, đều là những bực trí huệ thần thông lớn không thể nghĩ bàn, độ khắp mọi loài chúng-sanh.

 

 

Ngài Địa-Tạng Bồ-tát đây so với các vị Bồ-tát chỗ thệ nguyện rất sâu rộng.

 

 

Bch đức Thế-Tôn! Ngài Địa-Tạng Bồ-tát đây có nhơn duyên lớn với chúng-sanh trong Diêm Phù Đề.

 

 

Như Ngài Văn-Thù, Ngài Phổ-Hiền, Ngài Quán-Âm, Ngài Di-Lặc cũng hóa hiện trăm nghìn thân hình để độ chúng-sanh trong sáu đường, nhưng chỗ phát nguyện của các Ngài còn có lúc hoàn mãn.

 

 

Ngài Địa-Tạng Bồ-tát đây phát thệ nguyện giáo hóa tất cả chúng-sanh trong sáu đường trải đến kiếp số như số cát trong trăm nghìn ức sông Hằng.

 

 

Bch đức Thế-Tôn! Con xem xét chúng-sanh ở hiện tại nay và về vị lai sau, nơi chỗ sạch sẽ ở phương nam trong cuộc đất của mình ở, dùng đất đá tre gỗ mà dựng cất cái khám cái thất.

 

 

Trong đó có thể họa vẽ, cho đến dùng vàng, bạc, đồng, sắt đúc nắn hình tượng Địa-Tạng Bồ-tát, đốt hương cúng dường, chiêm lễ ngợi khen, thời chỗ người đó ở được mười điều lợi ích.

 

 

Những gì là mười điều?

Mt là đất cát tốt mầu,

Hai là nhà cửa an ổn mãi mãi,

Ba là người đã chết được sanh lên cõi trời,

Bn là những người hiện còn hưởng sự lợi ích,

Năm là cầu chi cũng toại ý cả,

Sáu là không có tai họa về nước và lửa,

By là trừ sạch việc hư hao,

Tám là dứt hẳn ác mộng,

Chín là khi ra lúc vào có thần theo hộ vệ,

Mười là thường gặp bực Thánh Nhơn.

 

 

Bch đức Thế-Tôn! Chúng-sanh trong đời sau cùng hiện tại nay, nếu ở nơi phần đất của mình cư trụ mà có thể làm ra sự cúng dường Ngài Địa- Tạng như thế, thời được sự lợi ích như vậy".

 

 

Vị Kiên Lao Địa Thần lại bạch với đức Phật rằng:

 

 

"Bạch đức Thế-Tôn! Trong đời sau này, như có người thiện nam kẻ thiện nữ nào ở trong chỗ của mình cư trụ mà có Kinh điển này cùng hình tượng của đức Địa-Tạng Bồ-tát, người đó lại có thể đọc tụng Kinh điển này và cúng dường hình tượng của Bồ-tát.

 

 

Thời con dùng thần lực của con thường hộ vệ người đó, cho đến tất cả sự tai họa như nước, lửa, trộm, cướp, nạn lớn, nạn nhỏ, vân vân... thảy đều tiêu sạch".

 

 

Đức Phật bảo Kiên Lao Địa Thần rằng: "Thần lực rộng lớn của ông, các thần khác ít ai có bằng.

 

 

Vì cớ sao? Vì đất đai trong cõi Diêm Phù Đề đều nhờ ông hộ trợ, cho đến cỏ cây, cát đá, lúa mè, tre lau, gạo thóc, của báu, tất cả những thứ từ đất mà có ra đều nhờ nơi sức thần của ông cả.

 

 

Nay ông lại tuyên bày những sự lợi ích của Ngài Địa-Tạng Bồ-tát, thời công đức và thần thông của ông lại càng thêm trăm nghìn lần trội hơn lúc thường.

 

 

Này Địa Thần! Trong đời sau, như có kẻ thiện nam, người thiện nữ nào cúng dường Địa-Tạng Bồ-tát cùng đọc tụng Kinh điển này, chỉ có thể tu hành theo một việc mà trong Kinh "Địa Tạng Bồ-tát Bổn Nguyện" đã dạy.

 

 

Thời ông nên dùng thần lực của ông mà ủng hộ người đó, chớ để tất cả sự tai hại cùng sự không vừa ý đến nghe nơi tai, huống nữa là để cho phải chịu.

 

Chẳng phải chỉ riêng mình ông hộ trì người đó, cũng có hàng quyến thuộc của Phạm Vương, Đế Thích, quyến thuộc của chư Thiên ủng hộ người đó.

 

 

Ti sao lại đặng các vị Hiền Thánh ủng hộ như thế?

 

 

Đều do vì những người ấy chiêm lễ hình tượng của Địa-Tạng Bồ-tát và đọc tụng Kinh "Bổn Nguyện" này, tự nhiên được rốt ráo xa lìa biển khổ, chứng đạo Niết Bàn an vui, vì thế nên đặng ủng hộ một cách lớn lao như thế".

 

 

 

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN THẤY NGHE ĐƯỢC LỢI ÍCH PHẨM THỨ MƯỜI HAI

 

 

ĐỨC PHẬT PHÓNG QUANG TUYÊN CÁO.    Lúc đó, từ trên đảnh môn đức Thế-Tôn phóng ra cả trăm nghìn muôn ức tia sáng lớn. Như là:

tia sáng sắc trắng, tia sáng sắc trắng lớn,

tia sáng lành tốt, tia sáng lành tốt lớn,

tia sáng ngọc, tia sáng ngọc lớn,

tia sáng sắc tía, tia sáng sắc tía lớn,

tia sáng sắc xanh, tia sáng sắc xanh lớn,

tia sáng sắc biếc, tia sáng sắc biếc lớn,

tia sáng sắc hồng, tia sáng sắc hồng lớn,

tia sáng màu lục, tia sáng màu lục lớn,

tia sáng màu vàng y, tia sáng màu vàng y lớn,

tia sáng tướng mây lành, tia sáng tướng mây lành lớn,

tia sáng tướng nghìn vòng tròn, tia sáng tướng nghìn vòng tròn lớn,

tia sáng vòng tròn báu, tia sáng vòng tròn báu lớn,

tia sáng vừng mặt trời, tia sáng vừng mặt trời lớn,

tia sáng vừng mặt trăng, tia sáng vừng mặt trăng lớn,

tia sáng tướng cung điện, tia sáng tướng cung điện lớn,

tia sáng tướng mây biển, tia sáng tướng mây biển lớn.

Từ trên đảnh môn phóng ra những luồng tia sáng như thế xong, lại nói ra những tiếng rất vi diệu mà bảo đại chúng rằng:

 

 

"Này tám bộ chúng Trời, Rồng, người cùng phi nhơn vân vân... Lóng nghe! Hôm nay ta ở tại cung trời Đao Lợi tuyên bày ngợi khen những sự lợi ích trong hàng trời người, những sự không thể nghĩ bàn, những sự về nhơn hạnh lên bực Thánh, những sự chứng quả Thập Địa, những

sự rốt ráo không lui sụt nơi đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác... của

Ngài Địa-Tạng Bồ-tát".

 

 

QUÁN-THẾ-ÂM CẦU THỈNH.  Lúc Đức Phật nói lời trên đó vừa dứt tiếng, trong Pháp-hội có một vị đại Bồ-tát hiệu là Quán-Thế-Âm từ chỗ ngồi đứng dậy, quì gối chắp tay mà bạch cùng Đức Phật rằng:

 

 

"Bạch đức Thế-Tôn! Ngài Địa-Tạng Đại Bồ-tát đầy đủ đức từ bi lớn, Ngài thương xót chúng-sanh mắc tội khổ ở trong muôn nghìn ức thế- giới, Ngài hóa hiện ra nghìn muôn ức thân, bao nhiêu công đức và sức oai thần chẳng thể nghĩ bàn của Ngài, con đã từng nghe đức Thế-Tôn cùng vô lượng chư Phật trong mười phương, khác miệng đồng lời ngợi khen Ngài Địa-Tạng Bồ-tát.

 

 

Dầu cho các đức Phật trong thuở quá khứ, thuở hiện tại và thuở vị lai nói công đức của Ngài Địa-Tạng Bồ-tát vẫn chẳng thể nói hết.

 

 

Vừa rồi lại được đức Thế-Tôn bảo khắp trong đại chúng rằng đức Phật muốn tuyên nói các sự lợi ích của Ngài Địa-Tạng Bồ-tát.

 

 

Cúi mong đức Thế-Tôn vì tất cả chúng-sanh ở hiện tại và vị lai mà tuyên nói những sự chẳng thể nghĩ bàn của Ngài Địa-Tạng Bồ-tát, làm cho tám bộ chúng Trời, Rồng, vân vân... chiêm ngưỡng lễ lạy Ngài Địa- Tạng Bồ-tát để đặng phước lành".

 

 

ĐỨC PHẬT TÁN THÁN VÀ HỨA KHẢ.  Đức Phật bảo Ngài Quán- Thế-Âm Bồ-tát: "Ông có nhơn duyên rất lớn với chúng-sanh trong cõi Ta-bà. Những hàng Trời, Rồng, hoặc nam tử nữ nhơn, hoặc Thần, hoặc Quỉ, cho đến chúng-sanh mắc phải tội khổ trong sáu đường, nếu kẻ nào nghe danh hiệu của ông, thấy hình tượng của ông, hay mến tưởng đến ông cùng khen ngợi ông.

Thời những chúng-sanh ấy đều ở nơi đạo vô thượng chánh giác quyết chẳng còn thối chuyển, thường được sanh vào cõi người, cõi trời hưởng đủ sự vui vi diệu, khi nhơn quả sắp thành thục liền được Phật thọ ký cho.

 

 

Nay ông sẵn lòng từ bi lớn thương xót các loài chúng-sanh và tám bộ chúng Trời, Rồng, vân vân... mà muốn nghe ta nói những sự lợi ích chẳng thể nghĩ bàn của Ngài Địa-Tạng Bồ-tát.

 

 

Ông nên lóng nghe cho kỹ, nay ta sẽ nói đó!"

 

 

Ngài Quán-Thế-Âm Bồ-tát bạch rằng: "Vâng! Bạch đức Thế-Tôn, con xin ưa muốn nghe."

 

 

THẤY NGHE THÊM PHƯỚC TRỜI.  Đức Phật bảo Ngài Quán-Thế- Âm Bồ-tát: "Trong các thế-giới về thuở hiện tại nay và vị lai sau, có vị trời nào, hưởng phước trời đã mãn, năm tướng suy hao hiện ra nơi thân, hoặc có kẻ phải đọa lạc nơi chốn ác đạo.

 

 

Các vị trời đó, hoặc nam hoặc nữ đương lúc tướng suy hao hiện, hoặc thấy hình tượng của Ngài Địa-Tạng Bồ-tát, hoặc nghe tên Ngài Địa- Tạng Bồ-tát, rồi một lần chiêm ngưỡng, một lần đảnh lễ.

 

 

Thời các vị trời đó càng thêm lớn phước trời, hưởng sự vui sướng rất nhiều, không bao giờ còn phải bị đọa lạc vào ba ác đạo nữa.

 

 

Huống chi là những người thấy hình tượng Bồ-tát, nghe danh hiệu Bồ- tát rồi đem các thứ hương hoa, đồ y phục, đồ uống ăn, vật báu, chuỗi ngọc ... mà bố thí cúng dường, thời người này đặng vô lượng vô biên công đức phước lợi.

 

 

NGƯỜI BỊNH ĐƯỢC LỢI.       Lại vầy nữa này Quán-Thế-Âm! Trong các thế-giới về thuở hiện tại nay và vị lai sau, những hàng chúng-sanh trong sáu đường, như có kẻ sắp mạng chung mà đặng nghe một tiếng danh hiệu của Ngài Địa-Tạng Bồ-tát thoáng qua lỗ tai, thời kẻ mạng chung đó không còn bị đọa vào chốn khổ ba ác đạo.

 

 

Huống chi là lúc sắp mạng chung, cha mẹ cùng hàng thân quyến đem của cải nhà cửa, vật báu, y phục vân vân ... của người sắp mạng chung

đó mà làm của chi phí để tô đắp hay họa vẽ hình tượng của Ngài Địa- Tạng Bồ-tát.

 

 

Rồi làm cho người bịnh lúc chưa chết, hoặc mắt thấy tai nghe biết rằng hàng thân quyến đem nhà cửa vật báu vân vân ... vì mình mà tô vẽ hình tượng của Ngài Địa-Tạng Bồ-tát.

 

 

Người bịnh đó nếu có nghiệp báo phải mang lấy bịnh nặng, thời nhờ

công đức này liền được lành mạnh, tuổi thọ thêm lâu.

 

 

Còn nếu người bịnh đó có nghiệp báo số mạng đã hết, lại có đủ tất cả tội chướng, nghiệp chướng, đáng lẽ phải bị đọa vào chốn ác đạo, song vì

nhờ công đức này nên sau khi mạng chung, liền được sanh vào cõi trời, cõi người, hưởng quả vui thù thắng vi diệu, tất cả tội chướng thảy đều tiêu sạch.

 

 

TIÊN VONG ĐƯỢC PHƯỚC.  Lại vầy nữa, này Quán-Thế-Âm Bồ-tát! Về đời sau, nếu có kẻ nam tử, người nữ nhơn nào, hoặc lúc còn bú mớm, hoặc lúc lên ba tuổi, hoặc lúc lên năm tuổi, mười tuổi trở xuống mà chết mất cha mẹ, cho đến chết mất anh em, chị em.

 

 

Đến khi người đó khôn lớn nhớ tưởng đến cha mẹ cùng hàng thân quyến không rõ đọa lạc vào chốn nào, hay sanh về thế-giới nào, hoặc sanh lên cõi trời nào?

 

 

Người đó như có thể tô vẽ hình tượng của Ngài Địa-Tạng Bồ-tát, nhẫn đến nghe danh hiệu của Ngài, rồi một lần chiêm ngưỡng một lần đảnh lễ, từ một ngày cho đến bảy ngày, đừng thối thất tâm ban đầu, nghe danh hiệu thấy hình tượng chiêm lễ cúng dường.

 

 

Thời quyến thuộc đã sớm khuất của người đó nếu do ác nghiệp mà bị đọa vào ác đạo tính ra phải chịu đến số kiếp, nay nhờ công đức tô vẽ hình tượng của Ngài Địa-Tạng Bồ-tát và chiêm lễ cúng dường của con cái, hay của anh em, chị em, nên liền đặng giải thoát, được sanh lên cõi trời cõi người hưởng quả vui thù thắng vi diệu.

 

 

Còn như quyến thuộc đã sớm khuất của người đó có phước lành, đã được sanh lên cõi trời cõi người hưởng thọ quả vui thù thắng vi diệu rồi, thời nhờ công đức này càng thêm lớn nghiệp nhơn về bực Thánh, hưởng vô lượng quả vui.

 

Như người đó lại có thể trong hai mươi mốt ngày, chuyên lòng chiêm lễ hình tượng của Ngài Địa-Tạng Bồ-tát và niệm lấy danh hiệu của Ngài đủ số một muôn biến, sẽ đặng Địa-Tạng Bồ-tát hiện vô biên thân, mách cho người đó rõ nơi cõi của hàng thân quyến sớm khuất kia đã sanh về.

 

 

Hoặc trong giấc mộng, Địa-Tạng Bồ-tát hiện sức thần thông lớn, tự dắt người đó đến các thế-giới thấy hàng quyến thuộc.

 

 

Nếu người đó lại có thể trong mỗi ngày niệm danh hiệu của Bồ-tát một nghìn biến luôn đến một nghìn ngày.

 

 

Thời người đó sẽ được Bồ-tát sai các vị Quỉ Thần ở tại chỗ đó hộ vệ trọn đời, hiện đời đồ ăn món mặc dư dật, không có các thứ bịnh khổ, cho đến các sự tai vạ còn không hề vào đến cửa, huống nữa là đến nơi thân.

Rốt ráo rồi người đó được Ngài Địa-Tạng Bồ-tát xoa đảnh thọ ký cho. NGUYỆN LỚN SỚM THÀNH. Lại vầy nữa, này Quán-Thế-Âm Bồ-

tát! Về đời sau, như có kẻ thiện nam, người thiện nữ nào muốn phát

lòng từ rộng lớn để cứu độ tất cả chúng-sanh, muốn tu đạo vô thượng chánh giác, muốn thoát khỏi tam giới.

 

 

Những người đó thấy hình tượng và nghe danh hiệu của Ngài Địa-Tạng Bồ-tát, rồi chí tâm quy y hoặc đem hương hoa, y phục, vật báu, đồ ăn uống, vân vân... để cúng dường chiêm ngưỡng đảnh lễ, thời chỗ nguyện cầu của kẻ thiện nam cùng thiện nữ đó mau được thành tựu không bao giờ bị chướng ngại.

 

 

Li vầy nữa, này Quán-Thế-Âm Bồ-tát! Trong đời sau, như có kẻ thiện nam, người thiện nữ nào, muốn cầu trăm nghìn muôn ức điều nguyện trăm nghìn muôn ức sự về hiện tại cùng vị lai, thời chỉ nên quy y chiêm ngưỡng đảnh lễ, cúng dường, ngợi khen hình tượng của Ngài Địa-Tạng Bồ-tát.

 

 

Được như thế thời nguyện những chi và cầu những chi thảy đều thành tựu cả.

Li cầu mong Địa-Tạng Bồ-tát, vận đức từ bi rộng lớn ủng hộ mãi cho, người đó trong giấc chiêm bao liền đặng Ngài Địa-Tạng Bồ-tát xoa đảnh thọ ký.

 

 

ĐƯỢC TRÍ HUỆ.  Lại vầy nữa này Quán-Thế-Âm Bồ-tát! Trong đời sau, như có người thiện nam, kẻ thiện nữ nào sanh lòng rất trân trọng đối với Kinh điển đại thừa, phát tâm bất tư nghị muốn đọc muốn tụng Kinh điển ấy.

 

 

Dầu gặp đặng bực minh sư truyền dạy cho những người đó học tập, nhưng đọc rồi quên rồi, trải đến cả tháng cả năm vẫn không đọc tụng được.

 

 

Những kẻ thiện nam thiện nữ đó vì có nghiệp chướng đời trước chưa trừ sạch, cho nên ở nơi Kinh điển đại thừa không có công năng đọc tụng.

 

 

Những hạng người này khi nghe danh hiệu của Ngài Địa-Tạng Bồ-tát, cùng với hình tượng của Ngài Địa-Tạng Bồ-tát, đem hết bổn tâm cung kính bày tỏ với Bồ-tát, rồi dùng hương hoa, y phục, đồ ăn, tất cả đồ ngọa cụ, vân vân ... cúng dường hình tượng Bồ-tát.

 

 

Dùng một chén nước trong để trước tượng Bồ-tát một ngày một đêm, sau đó cung kính chắp tay thỉnh để uống, xây mặt về hướng nam.

 

 

Khi nước vào miệng phải chí tâm trịnh trọng, uống nước xong, phải cữ ngũ tân, rượu, thịt, tà dâm, vọng ngữ và các việc giết hại trong bảy ngày hoặc hai mươi mốt ngày.

 

 

Người thiện nam cùng thiện nữ đó trong giấc chiêm bao thấy Địa-Tạng

Bồ-tát hiện thân vô biên rưới nước trên đảnh của người đó.

 

 

Sau khi thức dậy, người đó liền đặng thông minh, một phen nghe đến những Kinh điển đại thừa ấy liền sẽ nhớ mãi, không bao giờ còn quên một câu kệ nữa.

 

 

TAI NẠN TIÊU TRỪ.       Lại vầy nữa, này Quán-Thế-Âm Bồ-tát! Về trong đời sau, như có những người nào ăn mặc không đủ, cầu chi cũng không toại nguyện, hoặc thân nhiều tật bịnh, hoặc nhiều sự hung suy,

nhà cửa không yên ổn, quyến thuộc chia lìa, hoặc các sự tai vạ cứ đến khuấy nhiễu nơi thân luôn, trong giấc mộng thường phải kinh sợ.

 

 

Những người như thế đó, khi nghe danh hiệu của Ngài Địa-Tạng Bồ-tát, thấy hình tượng của Địa-Tạng Bồ-tát nên chí tâm cung kính niệm đủ một muôn biến, thời những sự không toại ý trên đó sẽ tiêu sạch lần lần, liền đặng an vui, đồ ăn mặc dư dật, cho đến trong giấc mộng thẩy đều

an ổn vui vẻ.

 

 

KHỎI HIỂM NGUY.        Lại vầy nữa, này Quán-Thế-Âm Bồ-tát! Về đời sau, nếu có người thiện nam thiện nữ nào, hoặc nhơn sự làm ăn, hoặc nhơn sự công chuyện tư, hoặc nhơn sự sanh cùng tử, hoặc nhơn việc gấp mà phải vào trong rừng núi, hay là qua sông vượt biển hoặc gặp nước

lụt lớn, hoặc đi ngang đường hiểm trở.

 

 

Người ấy trước khi đi nên niệm danh hiệu của Ngài Địa-Tạng Bồ-tát một muôn biến, được thế thời đi qua nơi nào chốn nào cũng có các vị Quỉ Thần hộ vệ, lúc đi đứng, khi nằm ngồi, đều được an ổn vui vẻ luôn, cho đến dầu gặp loài hùm sói sư tử... nhưng tất cả thứ độc hại đều không thể phạm đến người đó được.

 

 

Đức Phật bảo Ngài Quán-Thế-Âm Bồ-tát: "Ngài Địa-Tạng Bồ-tát có nhơn duyên rất lớn với cõi Diêm Phù Đề. Nếu nói về những sự mà các hàng chúng-sanh thấy hình, nghe tên của Ngài Địa-Tạng Bồ-tát được lợi ích, thời dầu nói đến trong trăm nghìn kiếp cũng không hết được.

 

 

Này Quán-Thế-Âm Bồ-tát! Vì thế Ông nên dùng thần lực mà lưu truyền Kinh này làm cho chúng-sanh trong cõi Ta-bà đây mãi đến trăm nghìn kiếp được hưởng những sự an vui luôn".

By giờ đức Thế-Tôn liền nói kệ rằng: Ta xem Địa-Tạng sức oai thần

Kiếp số Hằng-sa khó tỏ trần,

Thấy nghe một niệm chiêm ngưỡng lễ, Trời, người lợi ích sự không ngằn,

Hoặc Rồng hoặc Thần cùng nam nữ

Báo tận sẽ sa vào đường dữ, Chí tâm qui mạng Đại-sĩ thân,

Tuổi thọ thêm nhiều trừ tội dữ.

Trẻ thơ chết mất mẹ cùng cha, Huynh đệ chị em kẻ ruột rà,

Lớn khôn nghĩ đến đều không biết, Nẻo dữ đường lành ở đâu là?

Hoặc vẽ, hoặc tô Đại-sĩ hình

Cảm thương chiêm lễ biệt chẳng đành, Hăm mốt ngày luôn niệm danh hiệu. Bồ-tát hiện thân đến bên mình:

Chỉ rành quyến thuộc ở nơi nào,

Dầu sa ác thú cũng ra mau,

Nếu được không lui lòng kính ngưỡng, Thánh ký, Bồ-tát vuốt đầu trao.

Bồ-đề vô thượng muốn tu hành, Mong ra ba cõi khỏi tử sinh, Người này đã phát lòng bi lớn

Trước nên chiêm lễ Đại-sĩ hình. Nghe tên quy y đấng trọn lành,

Cúng dường cung kính phát lòng thành,

Nghiệp chướng chẳng hề ngăn chướng đặng

Bao nhiêu mong ước sớm viên thành.

Có kẻ phát tâm tụng Kinh sách

Muốn độ chúng-sanh khỏi tai ách Dầu lập nguyện lớn chẳng nghĩ bàn Đọc rồi quên rồi luôn sót mất.

Người này nghiệp chướng nó làm mê

Học đại thừa Kinh khó mọi bề

Y phục, uống ăn, các ngọa cụ,

Cúng dường Địa-Tạng với hương hoa.

Dùng chén nước trong bày trước tượng, Cách một ngày đêm bưng lấy uống, Sanh lòng ân trọng cữ ngũ tân

Rượu thịt, tà dâm cùng dối luống. Trong hăm mốt ngày chớ sát sanh,

Chuyên lòng tưởng niệm Thượng Nhơn danh,

Chiêm bao thấy rõ Tôn-dung hiện, Thức rồi, liền đặng trí khôn lanh.

Đại Thừa Kinh giáo nghe qua tai, Nghìn vạn đời sau nhớ chẳng sai,

Chính nhờ Đại-sĩ oai thần lớn

Thầm giúp người kia có huệ tài.

Chúng-sanh nghèo khổ lại ốm đau, Cửa nhà họa hoạn, người lìa nhau Ngủ mê mộng mị không an giấc, Muốn cầu hỏng hư chẳng được nào!

Dốc lòng chiêm lễ Địa-Tạng Ngài, Bao nhiêu việc ác thảy tiêu ngay

Nhẫn đến chiêm bao đều an cả, Quỉ Thần phò hộ, của dư xài.

Muốn qua sông biển, đến núi rừng,

Cầm thú độc nguy, [ giặc đón đường, Ác Thần, ác Quỉ, mưa gió dữ,

Nhiều nỗi gian nan khốn không lường,

Sắp sửa ra đi đối trước] tượng

Cúng dường kính lễ cùng chiêm ngưỡng. Núi rừng biển cả có vào trong

Ác tai tiêu sạch thường an sướng. Quán Âm lóng nghe ta nói rõ

Địa-Tạng vô lượng oai thần đó,

Trăm nghìn muôn kiếp thuật chẳng rồi, Rộng tuyên Đại-sĩ đầy sức nọ!

Như người nghe đến Địa-Tạng danh,

Thấy hình chiêm lễ hết lòng thành, Hương hoa, ăn uống, dưng y phục, Trăm nghìn báo đẹp hưởng điều lành.

Nếu hay đem công hồi pháp giới,

Rốt ráo thành Phật, sanh tử khỏi, Quán-Âm nên biết gắng tuyên bày, Truyền khắp Hằng-sa nhiều nước cõi!

 

 

 

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN DẶN DÒ CỨU ĐỘ NHƠN THIÊN PHẨM THỨ MƯỜI BA

 

 

ĐỨC PHẬT GIÁO PHÓ.  Lúc đó đức Thế-Tôn giơ cánh tay sắc vàng xoa đảnh Ngài Địa-Tạng đại Bồ-tát mà bảo rằng:

 

 

"Địa-Tạng! Địa-Tạng! Thần lực của ông không thể nghĩ bàn, đức từ bi của ông không thể nghĩ bàn, trí huệ của ông không thể nghĩ bàn. Biện tài của ông không thể nghĩ bàn.

 

Dầu cho các Đức Phật ở mười phương khen ngợi tuyên nói những sự

chẳng thể nghĩ bàn của ông trăm nghìn muôn kiếp cũng chẳng hết đặng.

 

 

Này Địa-Tạng! Địa-Tạng! Ông nên nhớ hôm nay ta ở trong cung trời Đao Lợi, nơi pháp hội lớn có trăm nghìn muôn ức bất khả thuyết, bất khả thuyết tất cả các đức Phật, các vị Bồ-tát, các hàng Trời, Rồng, tám bộ chúng đây, một lần nữa đem các hàng chúng-sanh, những kẻ ở trong nhà lửa chưa ra khỏi ba cõi, mà giao phó cho ông.

 

 

Ông chớ để các chúng-sanh đó phải bị đọa vào ác đạo dầu là chừng một ngày, một đêm, huống chi lại để cho chúng nó phải bị đọa lạc vào địa ngục ngũ vô gián cùng địa ngục A Tỳ, mãi đến nghìn muôn ức kiếp không lúc nào ra khỏi ư.

 

 

Này Địa-Tạng! Tâm tánh của chúng-sanh cõi Diêm Phù Đề không định, phần đông đều quen theo thói ác, thoảng hoặc có người phát tâm lành, nhưng rồi không bao lâu liền thối thất, còn như duyên ác lại luôn luôn tăng trưởng.

 

 

Cũng vì lẽ đó, nên ta phải chia thân này ra trăm nghìn ức để hóa độ, thuận theo căn tánh của chúng nó hầu làm cho chúng nó được giải thoát.

 

 

Này Địa-Tạng! Hôm nay ta ân cần đem chúng Trời, Người giao phó cho ông.

 

 

Trong đời sau, như có hàng Trời, Người cùng thiện nam, thiện nữ nào trồng chút ít căn lành ở trong Phật-pháp, chừng bằng sợi lông, mảy

trần, hột cát, giọt nước, thời ông nên dùng đạo lực của ông ủng hộ người

đó, làm cho người đó tu tập lần lần đạo hạnh vô thượng, chớ để họ thối thất.

 

 

Li vầy nữa, này Địa-Tạng Bồ-tát! Trong đời sau, hoặc có trời hay người nào phải theo nghiệp mà thọ báo bị đọa vào chốn ác đạo, đến khi bị đọa vào ác đạo vừa bước đến cửa địa ngục, những chúng-sanh đó nếu có thể niệm đặng danh hiệu của đức Phật, hay danh hiệu của một vị Bồ- tát, cùng một câu một kệ Kinh điển Đại Thừa.

Ông nên dùng thần lực của ông tìm phương chước cứu vớt các chúng- sanh đó, ông nên hiện thân ra trước kẻ đó, phá tan địa ngục làm cho họ được sanh lên cõi trời hưởng những sự vui vi diệu thù thắng".

By giờ đức Thế-Tôn liền nói kệ rằng: Đời nay đời sau chúng Thiên, Nhơn

Nay ta ân cần dặn bảo ông:

Dùng đại thần thông quyền độ họ, Đừng cho ác đạo đọa vào trong.

 

 

BỒ TÁT TUÂN CHỈ.        Bấy giờ Ngài Địa-Tạng Bồ-tát quỳ gối chắp tay bạch cùng Đức Phật rằng:

 

 

"Bạch đức Thế-Tôn! Cúi xin đức Thế-Tôn chớ lo.

 

 

Trong đời sau, nếu có người thiện nam cùng kẻ thiện nữ nào, đối với trong Phật-pháp có một niệm cung kính, con cũng dùng trăm nghìn phương-tiện độ thoát người đó, làm cho mau đặng giải thoát trong đường sanh tử, huống nữa là nghe các việc lành rồi luôn luôn tu hành, tự nhiên ở nơi đạo vô thượng không bao giờ còn thối chuyển".

 

 

HƯ-KHÔNG-TẠNG BẠCH HỎI.  Lúc Ngài Địa-Tạng Bồ-tát bạch lời nói trên đó vừa xong, trong pháp hội có một vị Bồ-tát tên là Hư Không Tạng bạch cùng đức Phật rằng:

 

 

"Bạch đức Thế-Tôn! Từ khi con đến cung trời Đao Lợi này nghe đức Như-Lai ngợi khen oai thần thế lực không thể nghĩ bàn của Ngài Địa- Tạng Bồ-tát.

 

 

Trong đời sau, hoặc có người thiện nam cùng thiện nữ nào, cho đến tất cả hàng Trời, Rồng vân vân... nghe Kinh điển này và nghe danh tự của Địa-Tạng Bồ-tát, cùng với chiêm lễ hình tượng Địa-Tạng Bồ-tát, thời những kẻ ấy được bao nhiêu điều phước lợi?

 

 

Cúi mong đức Thế-Tôn vì tất cả hàng chúng-sanh ở hiện tại và vị lai mà nói lược việc ấy cho".

 

 

HAI MƯƠI TÁM ĐIỀU LỢI.  Đức Phật bảo Ngài Hư-Không-Tạng Bồ- tát: "Lóng nghe! Lóng nghe cho kỹ! Ta sẽ vì ông mà nói rõ việc ấy cho.

 

Trong đời sau, người thiện nam cùng thiện nữ nào thấy hình tượng của Ngài Địa-Tạng Bồ-tát và nghe Kinh này, cho đến đọc tụng, dùng hương hoa, đồ ăn món uống, y phục, vật báu mà bố thí cúng dường ngợi khen, chiêm lễ, thời kẻ ấy được hai mươi tám điều lợi như sau đây:

 

 

1.      Các hàng Trời, Rồng thường hộ niệm.

2.      Quả lành càng ngày càng thêm lớn.

3.      Chứa nhóm nhơn vô thượng của Thánh.

4.      Mãi không còn thối thất đạo Bồ Đề.

5.      Đồ mặc món ăn dồi dào đầy đủ.

6.      Những bịnh tật không đến nơi thân.

7.      Khỏi những tai nạn về nước và lửa.

8.      Không có bị hại vì trộm cướp.

9.      Người khác thấy đến sanh lòng cung kính.

10.    Các hàng Quỉ Thần theo hộ trì.

11.    Đời sau thân gái sẽ chuyển thành thân trai.

12.    Đời sau sẽ làm con gái các hàng Vương Giả, Đại Thần.

13.    Thân tướng xinh đẹp.

14.    Phần nhiều được sanh về cõi trời.

15.    Hoặc làm bực vua chúa.

16.    Có trí sáng biết rõ việc trong những đời trước.

17.    Có mong cầu chi cũng đều được toại ý.

18.    Quyến thuộc an vui.

19.    Các tai vạ bất ngờ đều dứt sạch.

20.    Các nghiệp về ác đạo đều trừ hẳn.

21.    Đi đến đâu cũng đều không bị sự trở ngại.

22.    Đêm nằm chiêm bao an ổn vui vẻ.

23.    Những người thân tộc đã chết nếu có tội thời được khỏi khổ.

24.    Nếu về đời trước có phước thời được thọ sanh về cõi vui sướng.

25.    Các bực Thánh ngợi khen.

26.    Căn tánh lanh lợi thông minh.

27.    Giàu lòng từ mẫn.

28.    Rốt ráo thành Phật.

 

 

BY ĐIỀU LỢI.       Lại vầy nữa, nầy Hư-Không-Tạng Bồ-tát! Như hàng Trời, Rồng, Quỉ, Thần ở hiện tại và vị lai nghe danh hiệu của Ngài Địa- Tạng Bồ-tát, đảnh lễ hình tượng của Ngài Địa-Tạng Bồ-tát, hoặc nghe các sự về bổn nguyện tu hành của Ngài Địa-Tạng Bồ-tát mà khen ngợi chiêm lễ, thời sẽ đặng bảy điều lợi ích:

 

1.      Mau chứng bực Thánh.

2.      Nghiệp ác tiêu diệt.

3.      Chư Phật đến ủng hộ.

4.      Không thối thất Bồ Đề tâm.

5.      Bổn lực được tăng trưởng.

6.      Việc đời trước đều rõ biết.

7.      Rốt ráo thành Phật".

 

 

ĐẠI HỘI TÁN THÁN.      Bấy giờ, bất khả thuyết tất cả các Đức Phật và đại Bồ-tát cùng tám bộ chúng Trời, Rồng ... ở mười phương đến dự Pháp-hội đó, nghe đức Thích-ca Mâu-ni Phật ngợi khen tuyên bày sức oai thần lớn chẳng thể nghĩ bàn của Ngài Địa-Tạng Bồ-tát, đều khen là việc chưa từng có.

 

 

Lúc đó trời Đao Lợi rưới vô lượng hương hoa, thiên y, chuỗi ngọc để cúng dường đức Thích-ca Mâu-ni Phật và Địa-Tạng Bồ-tát xong rồi, tất cả đại chúng trong pháp hội đều lại chiêm lễ chắp tay mà lui ra.

 

 

Kinh Địa-Tạng Bồ-tát Bổn-Nguyện quyển Hạ hết

 

 

Bn thể Địa-Tạng so nhơn trong Kinh Tạng tỏ trông ngóng Do tiền sanh đời nay tụng Đại Thừa phước lợi vô cùng Quyết sẽ báo vãng sanh

 

 

Nam-mô Thường-trụ Thập-phương Tăng (3 lần) Nam-mô Đại-nguyện Địa-Tạng-Vương Bồ-tát (2 lần) Nam-mô Đại-nguyện Địa-Tạng-Vương Bồ-tát Ma-ha-tát

 

 

 

Đao Lợi Thế Tôn nói pháp mầu Địa-Tạng công hạnh rất rộng sâu Thánh giáo mai truyền sau chẳng ngớt Khắp nơi trời người khỏi khổ sầu

Trời A Tu La và cả thảy

Đến nghe pháp đó

Nên chí tâm ủng hộ Phật Pháp khiến thường còn

Mỗi vị siêng tu lời Phật dạy

Bao nhiêu người nghe đến chỗ này

Hoặc trên đất liền hoặc hư không

Thường đổi người đời sanh tự tâm Ngay đến tự mình nương Pháp ơn Nguyện cả thế-giới thường an ổn Phước trí vô biên lợi quốc sanh

Bao nhiêu tội chướng nghiệp tiêu trừ

Xa lìa các khổ về viên tịch

Hằng dùng giới hương xoa vóc sáng Thường dùng đinh phụng giúp thăng Hoa màu Bồ đề tát trang nghiêm

Tùy theo chỗ thường an lạc.

 

 

Nam-mô Tội-tà Vô-tranh Ủng-hộ Đạo-tràng Hộ-pháp Chư tôn Bồ-tát (2 lần)

Nam-mô Tội-tà Vô-tranh Ủng-hộ Đạo-tràng Hộ-pháp Chư tôn Bồ-tát

Ma-ha-tát

 

 

 

PHẨM HỒI HƯỚNG

MA-HA BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA TÂM KINH

 

 

Quán-Tự-Tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã-ba-la-mật-đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách.

 

 

Xá-Lợi-Tử ! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị.

 

 

Xá-Lợi-Tử ! Thị chư pháp không tướng: bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố, không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức, vô nhãn nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, vô sắc, thinh hương, vị, xúc, pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý-thức-giới; vô vô-minh, diệc vô vô-minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc. Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-Đề-Tát-Đỏa y Bát-nhã ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại; vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn.

 

 

Tam thế chư Phật y Bát-nhã ba-la-mật-đa cố, đắc a-nậu-đa-la-tam-miệu tam-bồ-đề. Cố tri Bát-nhã ba-la-mật-đa thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng chú, năng trừ nhứt-thế khổ, chơn thiệt bất hư. Cố thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa chú. Tức thuyết chú viết :

Yết-đế, Yết-đế, Ba La Yết-đế, Ba La Tăng Yết-đế, Bồ-Đề Tát Bà Ha

(đọc câu này 3 lần)

 

 

 

 

 

BT NHỨT-THẾ NGHIỆP-CHƯỚNG CĂN-BỔN ĐẮC SANH TỊNH ĐÔ ĐÀ-LA-NI (Chú Vãng Sanh)

 

 

Nam-mô a di đa bà dạ, Đa tha dà đa dạ, Đa địa dạ tha. A di rị đô bà tỳ, A di rị đa tất đam bà tỳ,

A di rị đa tì ca lan đế, A di rị đa, tì ca lan đa,

Dà di nị dà dà na, Chỉ đa ca lệ ta-bà ha.    (đọc 7 lần)

 

 

TÁN PHẬT A-DI-ĐÀ A-Di-Đà Phật thân kim sắc,

Tướng hảo quang minh vô đẳng luân, Bạch hào uyển chuyển ngũ Tu-Di, Cám mục trừng thanh tứ đại hải, Quang trung hóa Phật vô-số ức,

Hóa Bồ-tát chúng diệc vô-biên,

Tứ thập bát nguyện độ chúng-sanh, Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn.

 

 

Nam-mô Tây-phương Cực-Lạc Thế-giới Đại-từ Đại-bi A-Di-Đà Phật

 

 

Nam-mô A-Di-Đà Phật (108 lần) (*Hòa thượng tụng khoảng 4 phút)

Nam-mô Đại-Bi Quán-Thế-Âm Bồ-tát (3 lần) Nam-mô Đại-Thế-Chí Bồ-tát (3 lần)

Nam-mô Địa-Tạng-Vương Bồ-tát (3 lần)

Nam-mô Thanh-Tịnh Đại-Hải-Chúng Bồ-tát (3 lần)

 

 

 

Phụ thêm bài : SÁM THẬP PHƯƠNG (nghĩa) Cũng gọi là : SÁM MƯỜI PHƯƠNG.

 

 

Mười phương chư Phật ba đời

Di-Đà bực nhứt chẳng rời quần-sanh

Sen vàng chín phẩm sẵn dành

Oai-linh đức cả đã thành vô-biên.

Nay con dưng tấm lòng thiềng Quy y với Phật sám liền tội căn, Phước lành con có chi chăng,

Ít nhiều quyết cũng nguyện rằng về Tây. Nguyện cùng với bạn tu đây

Tùy thời cảm-ứng hiện nay điềm lành, Biết giờ biết khắc rõ rành

Lâm chung tận mặt cảnh lành Tây-phương.

Thấy nghe chánh-niệm hơn thường

Vãng sanh Lạc-quốc đồng nương hoa vàng, Hoa nở thấy Phật rõ ràng

Thoát vòng sanh tử, độ an muôn loài. Phiền-não vô-biên thệ dứt trừ,

Pháp môn tu học chẳng còn dư, Chúng-sanh nguyện độ bờ kia đến Đạo Phật cùng nhau chứng trí như.

Hư-không cõi nọ dầu cùng

Nguyện trên còn mãi chẳng cùng chẳng thiên

Không tình cũng có đồng nguyền:

Trí mầu của Phật đồng viên đồng thành.

 

 

SÁM PHỔ HIỀN Nay con lại nguyện tu hành:

Phổ-Hiền nguyện lớn sẵn dành mười môn: Một là nguyện lạy Thế-Tôn

Hiện thân trước Phật hết lòng kính tin.

Hai, khen Phật đức rộng thinh

Lời hay, tiếng tốt tận tình ngợi ca. Ba, thời sắm đủ hương hoa

Tràng phan bảo cái dưng ra cúng-dường.

Bn, vì mê chấp lầm đường

Tham sân nghiệp chướng con thường sám luôn. Năm, suy công-đức vạn muôn

Của Phàm của Thánh con đồng vui ưa.

Sáu, khi Phật chứng thượng-thừa

Pháp mầu con thỉnh đã vừa truyền trao.

By, lòng chẳng chút lãng xao

Cầu xin chư Phật chớ vào vô-dư.

Tám, thường tu học Đại-Thừa

Bao giờ bằng Phật mới vừa lòng con. Chín, thề chẳng dám mỏi mòn

Dắt dìu muôn loại đều tròn pháp-thân.

Mười, đem tất cả công-huân

Mọi loài cùng hưởng, khắp trần cùng vui. Mười điều nguyện lớn nguyện rồi.

Nguyện về Cực-Lạc nguyện ngồi tòa sen.

 

 

HỒI HƯỚNG Niệm Phật công-đức thù thắng hạnh,

Vô-biên thắng phước giai hồi-hướng, Phổ nguyện pháp-giới chư chúng-sanh Tốc vãng Vô-lượng-Quang Phật sát.

Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não, Nguyện đắc trí-huệ chơn minh liễu,

Phổ nguyện tội-chướng tất tiêu-trừ,

Thế thế thường hành Bồ-tát đạo. Nguyện sanh Tây-phương tịnh độ trung, Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu,

Hoa khai kiến Phật ngộ vô-sanh,

Bt thối Bồ-tát vi bạn lữ.

Nguyện dĩ thử công-đức

Phổ cập ư nhứt thiết

Ngã đẳng dữ chúng-sanh

Giai cộng thành Phật-đạo.

 

 

 

TAM TỰ QUY-Y

 

 

Tự quy y Phật , đương nguyện chúng-sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm. (1 lạy)

Tự quy y Pháp , đương nguyện chúng-sanh, thâm nhập Kinh tạng, trí huệ như hải. (1 lạy)

Tự quy y Tăng , đương nguyện chúng-sanh, thống lý đại chúng, nhứt thiết vô ngại. (1 lạy)

 
HỒI HƯỚNG
 
 
Nguyện đem công đức này, Hướng về khắp tất cả,
Đệ tử và chúng-sanh,
Đều trọn thành Phật đạo. (1 lạy)
 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn